Chị em tự mách nhau tắm lá trầu không chữa bệnh vẩy nến, thực hư thế nào?

2019-03-11 06:59
- Vẩy nến là căn bệnh mạn tính, với những người mắc bệnh này nên cẩn thận, khám đúng chuyên gia da liễu và tránh sử dụng các loại lá để trị bệnh.

Lá trầu không không có tác dụng chữa vẩy nến

Theo chia sẻ các mẹ trên mạng xã hội, nếu bị mắc bệnh vẩy nến chỉ cần tắm lá trầu không. Sự thật có đúng như vậy?

Bác sĩ  chuyên khoa I Đinh Doãn Thạch - Phụ trách khoa Điều trị nội trú cơ sở 2 (Bệnh viện da liễu Hà Nội)  cho biết: “Vẩy nến là một bệnh ngoài da mạn tính, có tổn thương là mảng màu hồng, đóng nhiều lớp vẩy dày, bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân chưa được rõ. Tuy nhiên, người mắc bệnh vảy nến được khám sớm trong thời gian 1-2 năm đầu, bệnh sẽ khỏi, nếu để muộn bệnh sẽ rất khó khỏi phải khám đúng bác sĩ da liễu. Người mắc bệnh vẩy nến tránh để trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây tbệnh nặng hơn. Còn lá trầu không, không có tác dụng chữa bệnh vẩy nến, chỉ có tác dụng hỗ trợ trị nấm. Vì vậy khi người mắc bệnh vảy nến không nên tắm bất kỳ loại lá nào”.

Theo các chuyên gia y tế bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và nếu ở tuổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn... Cơ chế sinh bệnh vảy nến bao gồm yếu tố gen di truyền, rối loạn yếu tố miễn dịch, và các yếu tố từ môi trường. Yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì có khoảng 8% con bị bệnh, nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì tới 41% con mắc bệnh. Các yếu tố khác như nhiễm khuẩn, chấn thương, thuốc, thức ăn.

Theo bác sĩ Thạch, bệnh vảy nến không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là một bệnh mạn tính, diễn biến bệnh lâu dài, có thể khỏi một thời gian dài nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục. Do đó, việc điều trị cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa  bác sĩ da liễu và người bệnh để có thể tìm ra phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả.

Lá trầu không không có tác dụng gì đối với người mắc bệnh vảy nến

Lá trầu không, không có tác dụng chữa bệnh vẩy nến

Người mắc bệnh vảy nến cần có chế độ sinh hoạt khoa học

Theo Lương Y Bùi  Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội đông y Ba Đình),  lá trầu không có nhiều tác dụng có chứa kháng khuẩn rất tốt. Những chị em bị ngứa đầu ra nhiều mồ hay hay bị nấm  dùng lá trầu không gội đầu là biện pháp trị ngứa, nấm da đầu rất hiệu quả. Hiện tại chưa có thuốc Đông y nào có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh vảy nến.

Người mắc bệnh vảy nến cần tránh để thần kinh căng thẳng, không để mất ngủ, hạn chế chất béo chất ngọt, không nên hút thuốc, không uống rượu bia nhiều và không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi như chích hoặc uống thuốc có chất Corticoid, mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ăn thêm nhiều trái cây tươi, uống nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 2 lít.

Hàng ngày cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm. Không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh, vì có thể làm tăng các triệu chứng. Cần sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt. Sau khi tắm, thấm khô làn da sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Trong thời gian, thời tiết khô lạnh, có thể cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày nhưng phải được hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biết, thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc..

 Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không