90% moi người quên làm điều nhỏ nhặt này, bàn chải đánh răng thành 'kho' vi khuẩn trong nhà bạn

2018-01-06 10:30
- Thói quen không rửasạch bàn chải sau khi đánh răng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, gây hại tới sức khỏe của người sử dụng.

Bàn chải đánh răng nguồn nhiễm khuẩn lớn

Theo thói quen, mỗi lần sau khi đánh răng xong, chị Nguyễn Lan Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) thường không rửa lại bàn chải mà cắm ngay lên chỗ để . Mới đây, chị đọc được thông tin việc không vệ sinh bàn chải đánh răng sau khi đánh răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.Thông tin này khiến cho chị Phương rất lo lắng.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (Giảng viên cao cấp Trường ĐH Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hà Nội, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai) cho hay nhiễm khuẩn có thể đến từ chính những dụng cụ cá nhân dùng thường xuyên. Một trong những nguồn nhiễm khuẩn rất kinh khủng rất ít người ngờ tới chính là bàn chải đánh răng. Rất nhiều người cho rằng bàn chải đánh răng là vật dụng rất sạch sẽ. Tuy nhiên, vật dụng này lại có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao nếu không biết dùng và vệ sinh đúng cách.

Không rửa bàn chải sau đánh răng nguy hiểm như thế nào

Đặc biệt, thói quen dùng bàn chải đánh răng xong không rửa sạch có thể gây hại cho bản thân người dùng. Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sinh sôi phát triển lưu cữu, xâm nhập ngược vào cơ thể có thể gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, nguồn nhiễm khuẩn bàn chải đánh răng có thể đến từ thức ăn bám dưới chân lông bàn chải. Nếu không rửa sạch sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho hay, để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn của bản bàn đánh răng, sau khi đánh răng phải vệ sinh bàn chải sạch sẽ và cắm ở nơi khô ráo.

Chuyên gia khuyến cáo, thói quen dùng chung bàn chải đánh răng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Dùng chung bàn chải đánh răng còn tăng nguy cơ mắc cách bệnh truyền nhiễm, viêm gan B, HIV,  herpes (mụn rộp ở miệng), các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch…

Thời gian bao lâu cần phải thay bàn chải?

“Không căn cứ vào thời gian dùng bàn chải bao nhiêu lâu mới thay. Vì mỗi một người sẽ có lực đánh răng khác nhau. Bàn chải cần thay mới khi có dấu hiệu tòe lông và đổi màu. Cách đánh đúng là đánh vòng tròn, đánh từ trong và ngoài, đánh mặt lưỡi và phải rửa rất sạch mới căm vào giỏ”, PGS.TS Đoàn nói.

Một sai lầm phổ biến nhiều người nghĩ khi đánh răng càng mạnh sẽ sạch răng miệng giúp phòng chống sâu răng. PGS.TS Đoàn cho hay: “Không phải cứ đánh răng thật mạnh sẽ sạch và tốt cho răng. Lực đánh răng càng mạnh sẽ càng dễ hỏng men răng. Khi đánh răng cần đánh rất nhẹ nhành như đang gẩy đàn”.

Trước khi đánh, cần phải rửa thật kỹ bàn chải đánh răng bằng nước sạch. Theo các chuyên gia nha khoa, trên bàn chải đánh răng là một ổ vi khuẩn khổng lồ. Mỗi một chiếc bàn chải đánh răng để trong nhà tắm có thể chứa tới hơn 100 con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.

Những lưu ý khi dùng bàn chải đánh răng:

Rửa sạch bàn chải dưới vòi nước sau khi đánh răng xong

Để bản chải đánh răng ở những nơi khô ráo, không để bàn chải đánh răng trong cốc và tránh xa bồn cầu

Thay bàn chải đánh răng khi thấy lông bàn chải đổi màu, lông bàn chải tòe dễ gây tổn thương nướu.

Tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy bản chất thực sự của 12 cung Hoàng Đạo