4 điều SAI LẦM khiến chị em không dám đưa vòng 1 'lép kẹp' để đi khám để phát hiện bệnh ung thư thường gặp

Thu Hà 2017-10-23 11:38
- Lo ngại sóng siêu âm có hại, không muốn bác sĩ nam tiếp xúc với ngực của mình, đặc biệt là chị em có vòng một nhỏ… Những lý do đó đang khiến chị em từ chối cơ hội phát hiện ung thư vú ngay từ sớm.

Hiện tỷ lệ mắc ung thư vú tại Việt Nam đang gia tăng và có xu hướng trẻ hóa xuống lứa tuổi 30. Mỗi năm có khoảng 12.000 ca ung thư vú mắc mới, trong đó có 4.000 người tử vong. Phần lớn người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỉ lệ khỏi dưới 20%. Trong khi nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh có thể đạt tới 80 - 90%.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều hiểu lầm đáng tiếc khiến chị em e ngại việc siêu âm vú để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này. Bác sĩ Trịnh Thị Phương Nga đã “điểm mặt” những HIỂU LẦM PHỔ BIẾN.

Chị em “vòng một…lép kẹp” có nên ngại bác sĩ nam “khám ngực”?

Bác sĩ Trịnh Phương Nga (Bệnh viện Vinmec), Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Thu Hà

Siêu âm là… có hại

Nhiều chị em cho rằng sóng siêu âm có hại cho sức khỏe.

Chị em “vòng một…lép kẹp” có nên ngại bác sĩ nam “khám ngực”?

Siêu âm cho đến nay vẫn là phương pháp khảo sát mô vú an toàn, tiện lợi. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Trịnh Thị Phương Nga khẳng định: “Đây phương pháp dùng sóng âm để khảo sát mô vú. Cơ chế phát hiện tổn thương dựa trên kết quả tương phản hồi âm từ các mô lành và mô tổn thương. Cho đến nay, siêu âm vẫn là kỹ thuật khám tuyến vú an toàn, đơn giản, chi phí không cao, nhanh chóng, không gây hại vì không dùng tia phóng xạ, không xâm lấn và không đau. Siêu âm có thể dùng siêu âm khảo sát ở mọi lứa tuổi”.

Ngại bác sĩ nam "khám ngực"

Bác sĩ Phương Nga nhận thấy: "Đã có sự thay đổi trong quan niệm của chị em về việc thăm khám vú. Đặc biệt là chị em phụ nữ tại các thành phố lớn đã chủ động thực hiện tầm soát để phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm".

Chị em “vòng một…lép kẹp” có nên ngại bác sĩ nam “khám ngực”?

Nhiều chị em ngực nhỏ cảm thấy ngại khám ngực. Ảnh minh họa. 

Thế nhưng, chị em vẫn thấy ngại ngùng khi đi khám ngực. Đặc biệt là chị em có bầu ngực nhỏ. Chị em hỏi bác sĩ nam hay nữ khám ngực và thở phào nhẹ nhõm khi biết là bác sĩ nữ khám.

“Tâm lý ngại ngùng thường gặp ở các bạn trẻ chưa lập gia đình, hoặc chị em có vòng một không đẹp, đặc biệt là những người có ngực chảy, bác sĩ phải nhiều lần dùng tay để cố định, thăm khám ngực. Điều này có thể gây ra hiểu lầm không đáng có giữa bệnh nhân và bác sĩ nam", bác sĩ Phương Nga phân tích. 

Thực ra, dù bệnh nhân có vòng một đẹp hay không đẹp thì các bác sĩ cũng không quan tâm đến điều đó. Họ chỉ quan tâm đến công việc chuyên môn của mình mà thôi. 

Lo lắng kết quả “không đáng tin cậy”

Đó là lo lắng phổ biến của nhiều chị em phụ nữ khi nhận được chẩn đoán của bác sĩ siêu âm. Theo bác sĩ Phương Nga, đúng là chẩn đoán kết quả siêu âm có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ cũng như dòng máy, độ phân giải của máy.  

"Hiện nay chụp nhũ ảnh tuyến vú (Mammography) là phương pháp được khuyến cáo dùng để tầm soát ung thư vú tốt nhất. Nhưng ở phụ nữ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có đặc trưng là tỷ lệ phụ nữ có mô vú đặc cao nên chụp nhũ ảnh tuyến vú (Mammography) tầm soát phát hiện ung thư sớm thường bỏ sót các thương nhỏ, không giống như những phụ nữ có mô vú mỡ - đặc trưng của phụ nữ châu Âu", bác sĩ Phương Nga cho biết. 

Với phụ nữ có mô vú tuyến đặc, mức độ chính xác của phương pháp này giảm mạnh, chỉ còn khoảng 42%. Do đó, nếu bác sỹ không được đào tạo chuyên sâu về bệnh lý tuyến vú có thể bỏ sót tổn thương.

Điều chị em CẦN LÀM để bảo vệ vòng một

Để phát hiện bệnh về vú chính xác, bác sĩ Phương Nga khuyên: "Chị em nên chọn thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín. Ngoài việc khám, chẩn đoán bệnh tốt, tư vấn đầy đủ, còn phải có bộ hồ sơ đầy đủ được lưu trữ tốt thành film, đĩa để thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh tổn thương ở những lần thăm khám kế tiếp hoặc theo dõi sau điều trị".

Ngoài ra, ngay tại nhà mình, chị em nên có thể tự khám vú vào thời điểm sau khi sạch kinh 2 – 3 ngày. Vì đây là thời điểm ngực mềm nhất, dễ phát hiện bất thường nhất.

"Không mặc áo ngực quá chật, quá cứng, quá dầy để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm. Nên mặc áo ngực chất liệu cotton, mềm, thoáng. Khi đi ngủ, chị em nên cởi bỏ áo ngực. Khám, siêu âm vú định kỳ hàng năm với bác sĩ chuyên khoa là cách hữu hiệu để phát hiện sớm những bệnh lý bất thường của tuyến vú. Đừng vì ngại ngùng hoặc những hiểu lầm không đáng có về siêu âm mà chị em từ chối cơ hội phát hiện ung thư vú từ trong trứng nước”, bác sĩ Phương Nga nhấn mạnh. 

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

10 set đồ tông màu be khiến công cuộc mặc đẹp của bạn trong những ngày lạnh sẽ trở nên 'dễ như ăn kẹo'