3 thời điểm trong ngày không nên uống cà phê

2016-10-12 13:01
- Biết thời điểm tốt nhất để uống cà phê sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tinh thần thoải mái hơn. Nhưng uống "sai" thì sẽ nhận kết quả ngược lại.

3 thời điểm trong ngày không nên uống cà phê

Chúng ta thường nghĩ rằng uống một tách cà phê vào buổi sáng là cách tốt nhất để khởi động một ngày mới, nhưng trên thực tế thì ngược lại.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng muốn cà phê phát huy tác dụng hiệu quả nhất, mang lại sự tỉnh táo cho người uống thì phải biết chọn thời điểm, chứ không nên "uống theo hứng".

Và theo tiến sĩ Steven Miller, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Trường Đại học Quân y ở Bethesda, Maryland, Mỹ , thời điểm tốt nhất để uống cà phê là từ 9h30 - 11h30 sáng.

Vì cafein tương tác với một nội tiết tố chủ đạo trong cơ thể có tên là cortisol giúp điều hòa đồng hồ sinh học và thúc đẩy sự tỉnh táo.

cà phê

Khi bắt đầu tỉnh giấc, nồng độ cortisol trong cơ thể tương đối cao và duy trì cho đến 8-9h sáng. Nhưng sau đó khoảng 1 giờ, nồng độ này bắt đầu giảm xuống, lúc đó bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Uống cà phê sau thời điểm này sẽ tốt hơn vì nó thúc đẩy cơ thể sản sinh cortisol. 

Vì thế, uống cà phê vào tầm khoảng thời gian 10h30 sáng, bạn sẽ làm việc hiệu quả gấp đôi vì caffeine gây kích thích hệ thần kinh trung ương khiến cho tinh thần tỉnh táo.

Còn uống cà phê trong khi nồng độ nội tiết tố này đang cao có thể gây ra tình trạng "nhờn" cafein.

Còn 2 thời điểm trong ngày cũng không nên uống cà phê chính là mốc từ 12h - 13h và 5h30 - 6h30. Khi đó, tỷ lệ cortisol tăng ở mức cao nhất, khi đó sự kích thích của caffeine với cơ thể không rõ ràng, cà phê sẽ không phát huy hiệu quả.

Lưu ý những người bị huyết áp cao, tiểu đường hay các vấn đề về dạ dày không nên dung nạp nhiều lượng caffeine.

Theo Soha.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Xót xa trước tâm nguyện và hoàn cảnh khó khăn của quân nhân Trần Đức Đô còn dang dở