Hôn nhân không đơn thuần là lời hẹn ước
Tin liên quan
Có một ông lão dù đã bước sang tuổi 80 tuổi nhưng 5 năm rồi, mỗi buổi sáng vào khoảng 8, 9 giờ, ông đều đến viện dưỡng lão để giúp người vợ mắc bệnh mất trí nhớ của mình ăn sáng. Ông nói: “Đã 5 năm rồi bà ấy không nhận ra tôi, tôi có đến hay không thì bà ấy cũng đều không biết.”
Mọi người xung quanh tò mò hỏi: “Thế mà mỗi sáng ông vẫn đến đây sao?”
Ông cười trả lời: “Bà ấy không nhận ra tôi, nhưng tôi nhận ra bà ấy là được rồi.”
Yêu thương đối phương của ngày trước, yêu thương đối phương của hiện tại và yêu thương cả đối phương trong tương lai, bất kể người đó ngày trước thế nào, hiện tại và tương lai ra sao. Người phương Tây vẫn luôn chất phác và tự nhiên như vậy trong hôn nhân.
Còn với người phương Đông, hôn nhân là luân lý. Chuyện kể rằng vào thời Bắc Tống có một nho sinh tên Lưu Đình Thức, sau khi đỗ đạt tiến sĩ, được phái đến Mật Châu làm Thông Phán Quan. Khi chưa đỗ đạt Lưu Đình Thức đã có hôn ước cùng một cô gái cùng làng, chỉ là chưa trao lễ vật ước tín. Sau này Lưu Đình Thức không chỉ thi đỗ tiến sĩ làm quan, mà còn được Tô Đông Pha hết lòng khen ngợi, có thể nói là tiền đồ rộng mở.
Tiếc thay vị cô nương kia khi đó lại bị mắc bệnh nặng, sau đó hai mắt đều bị mù. Cha mẹ lại là nông dân, gia cảnh bần hàn, vì thế họ cũng không dám nhắc lại chuyện cưới xin với Lưu Đình Thức nữa.
Tuy nhiên Lưu Đình Thức vẫn kiên quyết lấy cô gái mù làm vợ. Bạn bè Lưu Đình Thức khuyên: “Cô gái kia đã bị mù lòa hai mắt, anh hãy lấy người khác đi! Nếu nhất định phải giữ hôn ước với nhà họ thì lấy em gái của cô ấy cũng tốt hơn.”
Tuy nhiên Lưu Đình Thức lại đáp: “Cứ cho rằng cô ấy bị mù thì đã sao? Năm đó ta đã đồng ý đính ước với cô ấy, tuy không chính thức nhưng lòng đã hứa trao tấm chân tình này cho cô ấy, cũng gọi là hứa hôn. Nếu nay tôi làm trái lại tâm nguyện của mình khi đó, vậy chẳng phải tâm tôi đã trở thành xấu xa rồi sao? Hơn nữa con người ai rồi cũng sẽ già đi, khi người vợ già yếu đi chúng ta cũng không thể đổi một người phụ nữ trẻ xinh đẹp khác. Con người cần giữ thành tín, tự mình không thể thay đổi lòng dạ.”
Trong xã hội hiện đại, các bạn trẻ thường quan niệm đơn giản: yêu là về nhà ăn bữa tối, yêu là giúp vợ, yêu là chồng đắp chăn cho… Những cách nói này không hẳn là sai, nhưng sự hy sinh, quan tâm chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau thì không phải chỉ những ví dụ ấy là có thể mô tả hết được.
Văn hoá truyền thống có câu: “Không được quên bạn bè kết giao thuở hàn vì, cũng không được phụ bạc người vợ vì mình mà tần tảo khuya sớm lúc cơ hàn”. Vì sao lại như vậy?
Người xưa tin rằng chuyện hôn nhân nam nữ là do trời đất định đoạt. Ở phương Đông khi kết hôn thì phải do trời đất chứng giám, do cha mẹ đồng ý, do họ hàng hai bên chúc tụng. Ở phương Tây chỉ hơn trăm năm trước thôi, người ta thành hôn trong giáo đường, xin Chúa chứng giám cho hôn nhân. Trong quá khứ, ly hôn không chỉ là việc làm vô trách nhiệm, mà còn là sự phản bội đối với lời thệ nguyện thiêng liêng ấy. Một người có giáo dưỡng sẽ cho rằng ly hôn là trái với tiêu chuẩn đạo đức làm người.
Ngày nay, kể cả khi không làm lễ trang trọng như xưa, một số những người chủ hôn vẫn có thói quen giúp hai vợ chồng đọc lời nguyện ước:
Chúng tôi tự nguyện kết thành vợ chồng, bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ cùng nhau đảm đương gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ của mình: chăm sóc cha mẹ, giáo dục con cái, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, tha thứ cho nhau, yêu nhau đến hết đời. Từ nay về sau, thuận theo hoàn cảnh dù nghèo đói hay giàu sang, khỏe mạnh hay ốm yếu, dù già hay trẻ, chúng tôi cũng nguyện đi cùng nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Chúng tôi phải giữ lời nguyện ước này và chúng tôi nhất định có thể giữ trọn vẹn.
Kỳ thực, cái rung động nhất thời không thể thay thế được lý trí và luân lý đạo đức bên trong. Những rắc rối gặp phải trong việc phá vỡ hôn nhân không ít hơn những rắc rối trong việc duy trì nó. Hơn nữa, con người trong dòng chảy xã hội mà bị dẫn động, càng không biết như vậy sẽ khiến bản thân mất đi bao nhiêu phúc phận.
Có người cho rằng chuyện hôn nhân tình cảm, hợp thì đến, không hợp thì đi. Nhiều người xem việc ngoại tình, quan hệ bên ngoài… trở thành những chuyện bình thường, chuyện ở cùng nhau khi chưa kết hôn cũng không phải là ít. Đây chính là quan niệm sai lầm, là kết quả của đời sống xã hội xuống dốc.
Tiêu chuẩn làm người vẫn luôn không đổi, nghi thức mất đi không có nghĩa là tiêu chuẩn mất đi. Hôn nhân là chuyện đại sự cả đời của một người. Hôn nhân của kiếp này chính là mối duyên tiền định ở kiếp trước, là lời hẹn ước lứa đôi, lại là điều hai bên nam nữ đứng trước trời đất, thần linh mà nguyện ước.
Theo Trithucvn.org
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất