Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ

2021-03-05 08:00
- Vì sợ hãi, ta nhiều lần ngần ngại dấn thân, ngại thử sức với những lĩnh vực mới. Vì sợ hãi, ta khó mở lòng để tin tưởng, không dám gặp gỡ những người mới, không dám sống thật là mình,…

Nỗi sợ ngăn cản con người người khám phá hết tiềm năng của bản thân. Vì sợ hãi, ta ngần ngại dấn thân, ngại thử sức với những lĩnh vực mới. Vì sợ hãi, ta khó mở lòng để tin tưởng, không dám gặp gỡ những người mới, không dám sống thật là mình,… Nhiều người cho rằng hầu hết các lo lắng, căng thẳng mà họ có đến từ một nỗi sợ duy nhất, tuy nhiên trên thực tế, đó có thể là sự kết hợp của nhiểu nỗi sợ không giống nhau.

Hãy cùng Emdep.vn nhìn nhận lại 3 nỗi sợ có ảnh hưởng lớn nhất đến con người và cách để hoá giải chúng.

Nỗi sợ thất bại

Đây là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất trong đời sống hiện đại. Bạn có thường hổ thẹn và cảm thấy tồi tệ khi vấp ngã? Và mỗi lần thất bại có khiến bạn càng tin rằng: “Mình thật vô dụng”?  

Thực tế, đằng sau nỗi sợ thất bại chính là ám ảnh về cách đám đông định nghĩa thành công. Ngay từ nhỏ, chúng ta dễ bị đóng khung trong tiêu chuẩn nhất định về thành công: thi cử điểm cao, học trường đại học top đầu, công việc tốt, lương tháng nhiều chữ số, kết hôn sớm, có nhà có xe,… Nếu không đạt được những điều này, ta nghiễm nhiên trở thành kẻ thất bại trong mắt xã hội.

Bởi vậy, nhiều người có xu hướng né làm những việc không hứa hẹn mang đến thành tựu. Nếu sống chỉ để đạt được “thành công” theo đánh giá của đám đông, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm sống còn quý báu hơn thành công bội phần.  

Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ

Chấp nhận nỗi sợ là bước đầu tiên và quan trọng nhất giúp chúng ta vượt qua chúng. Trong một bài Ted Talk, Tim Ferriss – tác giả sách – đã đưa lời khuyên về cách chiến thắng qua nỗi sợ. Cụ thể, hãy viết ra một danh sách những điều khiến bạn sợ hãi. Việc này giúp bạn xác định nỗi sợ một cách rõ rang, từ đó có thể “làm việc” với chúng hiệu quả hơn. Bạn có thể thực hành thói quen trên như một bài tập mỗi ngày: Lấy một tờ giấy và chia thành 3 cột: Nỗi sợ hãi của bạn, điều gì xảy ra trong trường hợp xấu nhất, những gì bạn có thể làm với nó. Danh sách “3 cột” này sẽ giúp bạn nhìn nhận thấy mình sợ hãi điều gì và sẽ bỏ lỡ những gì nếu mãi ôm trong lòng nỗi sợ đó.

Nỗi sợ những điều chưa biết

Rất nhiều người sợ bóng tối, hội chứng này cũng là một hình thức biểu hiện của một nỗi sợ lớn hơn: nỗi sợ những điều chưa biết.

Phần đông mọi người thường sợ những gì mình chưa biết, bởi ta không thể kiểm soát chúng và lo sợ những gì ngoài tầm kiểm soát có thể đe doạ đến mình. Thực tế, nỗi sợ này đã có sẵn từ thời loài người khởi thuỷ - khi đường đi săn ở những vùng hoang dã thường ẩn tàng nhiều hiểm nguy từ các loài thú dữ.

Không ít người có xu hướng sống với quan niệm: “Mọi thứ phải luôn trong tầm kiểm soát”. Kể cả công việc lẫn gia đình, họ luôn cố điều kiện mọi thứ theo ý mình. Nếu có một điều đột xuất không theo kế hoạch, những người này khó lòng chịu đựng nổi. Chỉ cần một sự thay đổi trong cuộc sống thường ngày cũng có thể khiến họ nổi điên.

Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ

Song, không ngừng biến động mới là cách mà cuộc sống vận hành. Bất kể chúng ta có lên kế hoạch kỹ lưỡng như thế nào, tương lai có thể sẽ không diễn ra theo cách đó. Đó là thực tế.

Cứ thay đổi những điều bạn có thể thay đổi. Và hãy ngừng việc cố thay đổi những điều bạn không thể thay đổi. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi về những điều chưa biết, hãy dũng cảm bước vào “bóng tối” và đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn. Làm điều gì đó mà bạn luôn sợ phải làm. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng, tất cả những gì bạn hình dung về nó trước đây chỉ là sự phóng đại của tâm trí.

Nỗi sợ thời gian trôi

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống bận rộn hối hả khiến con người dễ cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh. Thực tế là thời gian vẫn trôi qua với tốc độ như vậy, chứng sợ thời gian của hầu hết chúng ta đều xuất phát từ nỗi sợ bỏ lỡ - Fear of Missing Out (FOMO). Khi có quá nhiều việc phải làm trong một ngày và luôn thấy không có đủ thời gian, bạn sợ mình bỏ lỡ một điều gì đó.

Triệu chứng của nỗi sợ thời gian bao gồm: nhịp tim tăng, khó thở, lo lắng, buồn nôn, dễ ngất xỉu, các cơn hoảng sợ và trí nhớ giảm sút. Để vượt qua nỗi sợ này, thiền định chính là một giải pháp tuyệt vời.

Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ

Nhà Tâm lí học người Anh David Fontana từng nhận định về thiền định rằng: “Thiền không có nghĩa là ngủ gục, tâm chìm lặng vào cõi hôn mê, trốn tránh, xa lìa thế gian, vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình, làm một việc gì không tự nhiên, để rơi minh vào vọng tưởng, quên mình ở đâu. Thiền là giữ tâm tỉnh táo, linh động, chú tâm, tập trung, nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là, trao dồi tấm lòng nhân đạo, biết mình là ai, ở đâu”. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thiền định, tập trung vào nhịp thở sẽ giúp bạn xoa dịu thần kinh và buông trôi những lo âu, năng lượng tiêu cực.

Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ

Đừng quên, việc xác định nguyên nhân gốc rễ của từng nỗi sợ là bước quan trọng để có thể vượt qua chúng. Chúc bạn có đủ lòng can đảm để đối mặt với nỗi sợ hãi bên trong, phát huy điểm mạnh của mình để hoá giải nỗi sợ và sống trọn vẹn từng phút giây. Xin được khép lại bài viết bằng một câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Mỹ Franklin D. Roosevelt: “Dũng cảm không phải là không biết sợ hãi, mà là hiểu rằng có những điều quan trọng gấp nhiều lần nỗi sợ”.

VC/Tham khảo Visiontimes

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Năm 2021 hoan hỉ, 3 con giáp sinh con vào năm nay thì xác định gia đạo hạnh phúc, sự nghiệp bố thăng hoa, cuộc sống mẹ viên mãn