Viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Thiên Khuê 2023-11-30 07:37
- Viêm rốn ở trẻ sơ sinh cần được xử lý sớm để không gây biến chứng nguy hiểm. Cùng Emdep tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa hiệu quả nhé.

Nguyên nhân gây viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh còn gọi là nhiễm trùng dây rốn hoặc nhiễm trùng cuống rốn. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nếu mẹ vệ sinh rốn cho bé không đúng cách. Biểu hiện của viêm rốn thông qua các mô tế bào bề mặt, có thể lan ra thành bụng và nguy hiểm.

Thông thường, nhiễm trùng rốn là do vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí gây ra. Cuống rốn của trẻ sơ sinh cũng là một vết thương, các mô bị hoại tử trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Các loại vi sinh vật gây nhiễm trùng cuống rốn phổ biến như E.Coli, S.aureus, Klebsiella, C.tetani và các liên cầu khuẩn nhóm B. Ngoài ra, viêm rốn cũng có thể là dấu hiệu sớm của chứng rối loạn bạch cầu trung tính, tăng nguy cơ viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Những bất thường ở người mẹ có thể trở thành yếu tố tăng nguy cơ viêm rốn ở trẻ. Điển hình như vỡ ối sớm, nhiễm trùng sau sinh. Bên cạnh đó, em bé khi sinh quá nhẹ cân hoặc dụng cụ cắt/kẹp dây rốn không hợp vệ sinh cũng dễ gây nhiễm trùng.

Triệu chứng phán đoán trẻ bị viêm cuống rốn

Mẹ nên quan sát cơ thể trẻ sơ sinh để sớm phát hiện những bất thường. Một số dấu hiệu điển hình sau đây cho thấy có thể em bé của bạn đang bị nhiễm trùng dây rốn.

- Gốc rốn bị chảy máu

- Nổi mụn nước, mụn nhọt hoặc vết loét gần khu vực rốn

- Phát ban đỏ quanh vùng rốn

- Dù bạn chăm sóc đúng cách thì cuống rốn vẫn không sạch và khô, tình trạng này kéo dài từ 3 ngày trở lên thì cần thận trọng

- Hơn 6 tuần sau khi sinh nhưng dây rốn không tự rụng

- Bên trong rốn có thể thấy chảy dịch đục hoặc có mủ

- Vùng rốn bị viêm, đau

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, viêm rốn ở trẻ sơ sinh nếu nghiêm trọng còn xuất hiện biểu hiệu khác như sốt, không bú sữa, các cơ yếu ớt, thậm chí hôn mê. Mẹ chú ý không tùy tiện cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên hữu ích để mẹ chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, khỏe mạnh

Vệ sinh vùng rốn cho bé

Bạn nên dùng vải ẩm hoặc tăm bông vệ sinh nhẹ nhàng vùng cuống rốn cho bé 2 lần/ngày. Khuyến cáo không nên dùng cồn chà xát vì có thể ảnh hưởng hiệu quả tự lành vết thương. Sau khi dây rốn rụng khoảng vài ngày vẫn còn dịch tiết rỉ ra và sẽ tự khỏi.

Dùng thuốc mỡ theo chỉ định

Nếu rốn của em bé có tình trạng chảy dịch mủ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê toa thuốc mỡ kháng sinh. Sau khi vệ sinh rốn sạch sẽ, bạn bôi thuốc mỡ nhẹ nhàng lên khu vực rốn cho bé nhưng nhớ không nên bôi quá liều lượng.

Không nên cho trẻ ngâm nước

Trẻ mới sinh và chưa rụng dây rốn không nên tắm bồn hoặc ngâm trong chậu nước. Bạn chỉ cần lau người cho bé bằng khăn ẩm, sạch. Ngoài ra, mẹ cũng tránh bôi các loại phấn lên vùng rốn của trẻ sơ sinh nhé.

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Chú ý quần áo cho trẻ

Không mặc quần áo bó sát hoặc thậm chí đè chặt vào vùng rốn của bé, điều này có thể gây đau hoặc không thoáng khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt và để cho vùng bụng của bé thoải mái.

Thông thường, nếu điều trị và chăm sóc đúng cách thì dịch tiết ở rốn của bé sẽ khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày. Rốn của trẻ sẽ lành lặn và khô ráo trong khoảng 1 tuần ở tình trạng bình thường. Nếu kéo dài hơn thì mẹ nên đưa trẻ gặp bác sĩ để kiểm tra.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có biện pháp chăm sóc tốt khi gặp trường hợp viêm rốn ở trẻ sơ sinh, đảm bảo em bé phát triển an toàn và khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đi tìm 'thiên thần hộ mệnh' âm thầm bảo vệ cho 12 cô nàng Hoàng đạo