Vì sao cùng là sinh mổ nhưng vết sẹo mổ của tôi lại không đẹp bằng người khác?
Tin liên quan
Với trình độ y tế ngày càng nâng cao, sinh mổ dần trở thành lựa chọn nhiều chị em phụ nữ. Sinh mổ vừa đảm bảo được an toàn cho mẹ và thai nhi, vừa có thể giúp sản phụ không bị đau đẻ như sinh thường. Tuy nhiên, khi lựa chọn giữa hai phương pháp sinh nở, người ta vẫn chú trọng đến sinh tự nhiên hơn. Lý do không chỉ là tính phục hồi sau sinh mà còn tính đến tính thẩm mỹ.
Vì sao cùng là sinh mổ nhưng vết sẹo của tôi lại xấu hơn người khác?
Đầu tiên chúng ta hãy hiểu về sự hình thành của sẹo: Khi da bị chấn thương, do các loại chấn thương khác nhau thì phương pháp chữa lành cũng khác nhau. Có hai loại chấn thương chính: khi chấn thương chỉ làm tổn thương lớp bề mặt của da, cơ thể sẽ sử dụng các tế bào tương tự để lấp đầy khi hồi phục. Loại vết thương này thường không để lại sẹo sau khi lành.
Nhưng khi vết thương nghiêm trọng và lớp hạ bì hoặc thậm chí lớp cơ bị thương, mô xung quanh vết thương bị co kéo trong quá trình lành do sức căng của vết thương. Sự tích tụ của một số lượng lớn nguyên bào sợi trong cơ thể tạo ra mô sẹo giúp kết nối vết thương một cách hiệu quả và cuối cùng tạo thành vết sẹo. Đây chính là lý giải của sự hình thành sẹo mổ.
Nguyên nhân khiến một số vết sẹo mổ đẹp, một số vết sẹo mổ lại xấu là do cách chăm sóc vết mổ của người mẹ sau khi sinh. Việc sinh nở sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng của người phụ nữ. Cơ thể sẽ rất yếu sau khi sinh con nên việc bổ sung dinh dưỡng sau sinh là rất quan trọng. Sau sinh mổ, sản phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein và vitamin C như lá lốt, rau cải, lạc, thịt nạc,… Để giúp vết mổ mau hồi phục, nếu mẹ sau sinh không bổ sung dinh dưỡng và chế độ ăn uống không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ, vết mổ càng lộ rõ.
Ngoài ra, việc chăm sóc vết mổ sau sinh không được đúng cách cũng gây vết sẹo xấu. Vết mổ sau sinh cần được giữ khô ráo, sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiều mẹ không thường xuyên sát trùng vết mổ hoặc thường xuyên dùng tay sờ vào vết thương sau sinh. Điều này rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, vết thương sẽ tấy đỏ, sưng tấy, rỉ dịch, trường hợp nặng sẽ bị hóa lỏng mỡ, kéo dài quá trình lành vết mổ, sẹo sau khi lành càng nổi rõ hơn.
Do đó, sau sinh bạn cần sát trùng vết mổ kịp thời, không dùng tay sờ vào vết mổ. Khi bị nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện kịp thời để bác sĩ xử lý, tránh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, độ căng của da cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tình trạng sẹo giữa các sản phụ. Nhiều người chọn đường mổ ngang khi sinh mổ, vì đường mổ ngang thuận theo chiều cấu tạo da nên sẹo sẽ nông hơn sau khi vết mổ lành. Nếu chọn đường mổ dọc thì độ căng bên của da sẽ quá lớn khiến vết mổ rõ và lâu lành hơn.
Đồng thời, tình trạng da cũng liên quan đến độ đẹp và xấu của sẹo sau khi lành. Nhiều phụ nữ nhận xét sinh mổ lần hai, sẹo của họ sẽ xấu hơn sinh mổ lần đầu. Vì lúc này, phụ nữ đã già đi, sức khỏe đi xuống, tình trạng da cũng vậy. Phụ nữ ở độ tuổi càng cao thì độ đàn hồi của da càng giảm và dễ hình thành sẹo hơn.
Tất nhiên, ngoài những yếu tố cá nhân đó thì kỹ thuật khâu của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến độ lành thương và tính thẩm mỹ của vết mổ giai đoạn sau này.
Khánh An/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất