Vì sao các bé thích quỳ gối, nằm sấp khi ngủ? Phụ huynh hãy đọc những lý do này để hiểu biết thêm về bé
Tin liên quan
Con trai của Xiaohua ở Quảng Đông, Trung Quốc, được năm tháng tuổi. Cậu bé khá bụ bẫm, đáng yêu. Tuy vậy, Xiaohua để ý thấy con thường xuyên ngủ trong tư thế quỳ gối. Người mẹ này bắt đầu cảm thấy lo lắng không biết ngủ trong tư thế quỳ gối có làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con trẻ sau này hay không. Vì vậy, Xiaohua đã đến gặp bác sĩ để được giải đáp về tư thế ngủ kỳ lạ này.
Tư thế ngủ của các em bé thực sự rất kỳ lạ. Một số trẻ thích nằm ngửa, trong khi những trẻ khác thích ngủ quỳ gối khi ngủ. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con ngủ quỳ như con ếch, họ cho rằng hành vi của trẻ là đáng yêu nên không can thiệp, sửa sai. Có một số nguyên nhân khiến trẻ ngủ trong tư thế quỳ gối, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh thích quỳ gối, nằm sấp khi ngủ?
1. Bé cảm thấy an toàn hơn
Vì mới chào đời nên trẻ sơ sinh cảm thấy không quen với môi trường xung quanh, thậm chí nhiều bé còn cảm thấy sợ hãi. Để tạo cảm giác an toàn, yên tâm khi ngủ, trẻ thích quỳ gối khi ngủ. Các bé cho rằng ngủ với tư thế này, bé có thể tự bảo vệ bản thân.
2. Quỳ gối khi ngủ giúp em bé thở dễ dàng hơn
Nhiều bé có thể bị khó thở do nằm ngửa nên mẹ nghĩ ngay đến việc thay đổi tư thế để con ngủ thoải mái hơn. Tư thế quỳ gối sẽ khiến nhiều bé cảm thấy thoải mái. Vì vậy, một số em bé sẽ tự động quỳ gối khi ngủ. Đó là phản ứng tự nhiên của trẻ.
3. Có thể em bé cảm thấy không khỏe nên quỳ gối để cảm thấy đỡ khó chịu
Nếu bé bị dị ứng, tỳ vị hư yếu cộng với thức ăn tích tụ trong dạ dày sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Bằng cách quỳ gối để ngủ, em bé có thể giảm bớt sự khó chịu của cơ thể. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy chú ý xem ngày thường bé nhà mình có hay bị khó chịu hay không, bé hay nằm ngủ ở tư thế nào. Nếu bé đột ngột thay đổi tư thế ngủ thì có thể đây là biểu hiện cho thấy bé yêu đang cảm thấy khó chịu.
Mẹ cần chú ý điều gì khi thích quỳ gối, nằm sấp khi ngủ?
1. Gối và chăn bông chuẩn bị cho em bé không nên quá mềm
Nếu thấy con có thói quen ngủ tư thế quỳ gối mà tạm thời không thể sửa được thì cha mẹ nên chuẩn bị trước cho con những chiếc gối, mền phù hợp. Gối và mền cần chú ý không quá mềm có thể khiến bé khó chịu khi ngủ.
2. Kiểm tra xem có dị vật đè lên ngực khi trẻ ngủ không
Nhiều bé luôn thích nghịch đồ chơi. Vì vậy, đồ chơi có thể đè trực tiếp vào cơ thể bé khi ngủ. Vì vậy, khi bé ngủ say, cha mẹ nên kiểm tra kịp thời xem có dị vật chèn ép lồng ngực bé không, nếu có thì cần lấy ra kịp thời. Khi bé cảm thấy khó chịu, bé sẽ ngủ gục trên đầu gối vào nửa đêm. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất của bé.
3. Điều chỉnh kịp thời tư thế ngủ của trẻ
Đối với nhiều trẻ sơ sinh, việc quỳ gối khi ngủ là một hiện tượng bình thường. Vì nhiều đứa trẻ hình thành thói quen này khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu cha mẹ nhận thấy con mình có thói quen ngủ quỳ gối khi ngủ thì hãy giúp con điều chỉnh kịp thời.
4. Quan tâm đến sức khỏe của trẻ và có chế độ ăn uống điều độ
Cũng có thể bé quỳ gối ngủ vì cơ thể khó chịu. Hàng ngày, cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn quá no, vì trẻ dễ bị đầy bụng vì khó tiêu. Cha mẹ cũng nên chú ý đến sự thay đổi trạng thái của trẻ trong cuộc sống hàng ngày và quan tâm đến con mình nhiều hơn.
Bé sơ sinh thích nằm gối khi ngủ thực chất là hiện tượng bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Phụ huynh cần giúp trẻ sửa thói quen xấu này thông qua việc rèn luyện đúng cách, lâu dần trẻ sẽ ngủ theo những tư thế ngủ có lợi cho sức khỏe của bé hơn.
Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ nhỏ?
Nhiều chuyên gia khuyên phụ huynh nên cho con ngủ ở tư thế nằm nghiêng một bên. Đây là tư thế ngủ sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bố mẹ đặt trẻ nằm nghiêng người hẳn về một phía và nên cuốn người trẻ bằng một tấm vải mỏng, giữ cho tay và chân nằm dọc theo ổ cuốn, tạo cho trẻ cảm giác ấm cúng và an toàn khi ngủ.
Lợi ích nổi bật khi cho trẻ nằm nghiêng là giữ an toàn cho đường thở của trẻ. Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ sẽ không bị ngạt thở, đặc biệt là khi trẻ nôn trớ, thức ăn từ đường tiêu hóa không đi ngược trở lại vào đường thở gây sặc. Ngoài ra, tư thế ngủ nghiêng cũng giúp trẻ giảm chứng ngủ ngáy và thở khò khè. Tuy vậy, nằm nghiêng trong thời gian quá dài có thể khiến vùng thái dương của trẻ bị lép, biến dạng.
Tư thế nằm ngủ nào cũng có những lợi ích và nguy cơ riêng biệt. Việc xác định một tư thế ngủ có lợi ích tuyệt đối là điều không thể. Tùy từng đặc điểm, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn tư thế ngủ phù hợp. Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự thay đổi tư thế trong khi ngủ như ở người lớn vì thế khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần ghi nhớ đặt trẻ ngủ ở nhiều tư thế khác nhau, không duy trì cố định bất kỳ một tư thế nào để phát huy được những lợi ích và hạn chế những nhược điểm của mỗi tư thế.
Khánh An/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất