Vàng da do sữa mẹ: Tại sao xảy ra và khi nào cần lo lắng?

Thiên Khuê 2023-06-16 13:47
- Vàng da do sữa mẹ ở trẻ sơ sinh thường không đáng ngại. Tuy nhiên, mẹ cần có hiểu biết đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Vàng da do sữa mẹ là gì?

Khi bạn phát hiện da của bé bị vàng thì có thể đây là chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Vàng da còn được gọi là chứng tăng bilirubin máu, do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện để xử lý máu hiệu quả như người trưởng thành.

Bilirubin là “sản phẩm phụ” được thải ra trong quá trình phân hủy hồng cầu. Gan làm chức năng bài tiết lượng bilirubin dư thừa qua nước tiểu và phân. Song, do gan ở trẻ sơ sinh còn non yếu nên làm cơ thể bị thừa bilirubin.

Vàng da do sữa mẹ: Tại sao xảy ra và khi nào cần lo lắng?

Vàng da do sữa mẹ nhìn bề ngoài có thể thấy màu da bé bất thường nhưng đa số trường hợp này sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy vậy, một số ít vẫn cần theo dõi để điều trị kịp thời nếu xảy ra triệu chứng khác thường.

Phân biệt vàng da do sữa mẹ và vàng da do cho con bú

Vàng da khi cho con bú là tình trạng trẻ bú mẹ nhưng không đủ sữa, thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau sinh. Nguyên nhân là do bilirubin tích tụ và tái hấp thu trong ruột.

Trong khi đó, vàng da do sữa mẹ là trường hợp ngay cả khi bé được bú đủ sữa nhưng da vẫn bị vàng bất thường. Nó thường bắt đầu khi bé 2 tuần tuổi và có thể kéo dài đến 12 tuần.

Triệu chứng và nguyên nhân vàng da do sữa mẹ

Dấu hiệu điển hình của bệnh vàng da do bú sữa mẹ chính là trẻ có biểu hiện vàng ở mắt và da. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác bao gồm: Trẻ hay khóc ré bất chợt, trạng thái lờ đờ hoặc buồn ngủ nhiều, bú đủ sữa vẫn không tăng cân…

Vàng da do sữa mẹ: Tại sao xảy ra và khi nào cần lo lắng?

Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vàng da một cách chính xác nhưng nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có thể liên quan đến một chất nào đó trong sữa mẹ. Chất này ảnh hưởng và cản trở gan đào thải bilirubin. Ngoài ra, di truyền cũng là một yếu tố.

Điều trị vàng da do sữa mẹ như thế nào?

Đa số trường hợp thì không cần can thiệp điều trị vàng da do sữa mẹ ở trẻ sơ sinh. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn bổ sung sữa công thức cho bé trong một thời gian nhất định.

Mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú nhưng chia nhỏ số lần bú trong ngày ra. Tức là cho bé bú nhiều lần nhưng mỗi lần lượng sữa mẹ bé hấp thu vào sẽ ít hơn, nhằm hỗ trợ gan đào thải bilirubin tốt hơn.

Vàng da do sữa mẹ: Tại sao xảy ra và khi nào cần lo lắng?

Khi nào cần lo lắng về chứng vàng da ở trẻ?

Em bé vẫn bú tốt và khỏe mạnh thì vấn đề vàng da trong 2 - 3 tháng đầu sau sinh là vô hại, mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện bé gặp trở ngại trong quá trình bú sữa mẹ hoặc đi tiểu quá ít thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. 

Mất nước là vấn đề cần lo ngại và nếu vàng da lan xuống đến bụng, chân và bé có biểu hiện lờ đờ nhiều thì cần xử lý kịp thời.

Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ an tâm hơn khi phát hiện em bé bị vàng da do sữa mẹ, đảm bảo quá trình nuôi con khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Parents)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thức tập suối nguồn tươi trẻ đúng cách phần 2