Từ vụ bé trai 7 tuổi ở Long Biên bị bắt cóc, bố mẹ cần dạy con tự bảo vệ bản thân thế nào?

Ánh Quỳnh 2023-08-16 10:20
- Vụ việc bé trai ở Long Biên bị bắt cóc là bài học cho nhiều bậc phụ huynh về dạy con khi đối mặt với những kẻ xấu.

Gần đây, vụ việc một bé trai 7 tuổi tại Long Biên (Hà Nội) bị bắt cóc ngay khi đang đi xe đạp đã gây xôn xao dư luận. Mặc dù thủ phạm đã bị bắt giữ nhưng cộng đồng mạng, đặc biệt là những người làm cha mẹ và có con trong độ tuổi thiếu niên, vẫn cảm thấy bàng hoàng trước cách hành vi táo tợn của tội phạm.

Thực tế, tình trạng bắt cóc trẻ em vẫn đang là một vấn đề đáng lo ngại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Thống kê cho thấy mỗi 40 giây tại Mỹ lại xảy ra một vụ bắt cóc trẻ em.

Mạng lưới Trẻ em mất tích toàn cầu (Global Missing Children’s Network) cung cấp các số liệu "gây shock" về số lượng trẻ em mất tích hàng năm ở nhiều quốc gia, như Đức với 100.000 trẻ, Ấn Độ với 96.000 trẻ, Nga với 49.000 trẻ, Australia với 20.000 trẻ... Tình hình này thể hiện tỷ lệ bắt cóc rất cao và đa phần các trẻ em bị bắt cóc ít có cơ hội trở về gia đình.

Từ vụ bé trai 7 tuổi ở Long Biên bị bắt cóc, bố mẹ cần dạy con tự bảo vệ bản thân thế nào?

Theo một báo cáo khác từ trang Odintracking, một tương quan đáng chú ý là cứ 20 trẻ thì có 19 trẻ tự nguyện đi với người lạ; 90% các trường hợp trẻ em mất tích xuất phát từ việc bị lạc đường, mất hướng, quên điện thoại hoặc lướt web, đi chơi với bạn bè mà bỏ quên liên lạc với bố mẹ.

Về mặt quan hệ gây ra sự mất tích của trẻ em, 22% bị bắt cóc do các thành viên trong gia đình trong tình trạng tranh chấp quyền nuôi con; 45% trường hợp bắt cóc do người lạ; 21% thủ phạm là những người quen.

Từ vụ bé trai 7 tuổi ở Long Biên bị bắt cóc, bố mẹ cần dạy con tự bảo vệ bản thân thế nào?

Đôi khi kẻ bắt cóc không phải lúc nào cũng có vẻ ngoài đáng sợ, thậm chí có thể là người quen. Vì vậy, cách tốt nhất mà cha mẹ nên giảng dạy cho con là cách phân biệt ai là người đáng tin cậy và làm gì khi có ai đó muốn đưa chúng đi đâu đó. Dưới đây là một số đề xuất cha mẹ có thể tham khảo:

Tránh xa những người lạ

Phụ huynh cần dạy con biết cách phân biệt người lạ. Điều quan trọng là nếu con không biết rõ về ai đó, ngay cả khi họ có vẻ giống với ai đó, họ vẫn là người lạ. Trong tình huống này, trẻ cần được hướng dẫn không nên nói chuyện với người lạ.

Nếu cần phải nói chuyện, con không nên kéo dài cuộc trò chuyện quá 5-7 giây, sau đó nên chạy đến nơi có nhiều người, an toàn. Khi đang nói chuyện, con nên giữ khoảng cách 2 mét. Nếu người lạ cố gần thêm, con nên lùi xa hơn. Cha mẹ nên thực hành tình huống này cùng con và chỉ cho con biết cách xác định khoảng cách 2 mét.

Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con tuyệt đối không lên xe với những người con không quen biết. Nếu thấy ô tô lạ đuổi theo và người bên trong cố gắng thu hút sự chú ý, con nên chạy ngược hướng chuyển động của xe. Điều này giúp con có thời gian để nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Từ vụ bé trai 7 tuổi ở Long Biên bị bắt cóc, bố mẹ cần dạy con tự bảo vệ bản thân thế nào?

Gây chú ý

Nếu ai đó cố gắng ép con đi cùng họ hoặc đẩy con vào ô tô, cha mẹ hãy dạy con nên chạy đi và gây sự chú ý bằng cách la lớn: "Tôi không quen anh/ chị ấy"; "Giúp tôi với"... Đây là cách nhanh nhất để xử lý tình huống, vì những kẻ bắt cóc thường muốn giữ cho mọi người ít chú ý nhất có thể. Khi con la hét, mọi người xung quanh sẽ chú ý đến con và giúp hạn chế khả năng con bị bắt cóc.

Hơn nữa, cha mẹ cũng cần dạy con, khi bị người lạ túm tay kéo đi, con nên phản kháng bằng cách: cắn, đá, cấu và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng bất kỳ cách nào.

Mã code "riêng tư"

Cha mẹ có thể dạy con một mã code mà chỉ gia đình và người thân biết. Con chỉ nên đi cùng với người khác khi họ biết mã code bí mật của gia đình. Ví dụ, nếu có ai đó nói với con rằng: "Hãy đi với tôi. Tôi sẽ đưa con về nhà bố và mẹ", con nên hỏi họ: "Tên bố mẹ con là gì? Mật khẩu gia đình là gì?". Cha mẹ nên đặt một mã số rất khó đoán và không tiết lộ cho bất kỳ ai.

Không nhận quà từ người lạ

Bố mẹ hãy dạy con không nên nhận bất kỳ món quà nào từ những người không quen biết như thức ăn, thức uống hoặc quà cáp ở bất cứ nơi nào. Nếu người đó có ý định bắt cóc, quà có thể chứa thuốc mê để làm cho con mất ý thức dễ dàng để họ thực hiện việc của họ.

Đặc biệt, khi đang đi chơi hoặc ở nơi đông người, người lớn luôn nên ở gần con, tránh để con một mình dù chỉ trong một phút vì trẻ con thường dễ bị thu hút bởi những món đồ chơi hấp dẫn, dễ bị lôi đi ra khỏi tầm tay cha mẹ. Rất nhiều trường hợp mất tích của trẻ con xảy ra vì cha mẹ không để ý trong lúc mua sắm hoặc trò chuyện.

Ánh Quỳnh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Rò rỉ hình ảnh H'Hen Niê đi chụp ảnh cưới đẹp tinh khôi tại trời Tây