Trẻ học kém tập trung một phần là do lỗi của cha mẹ
Tin liên quan
1. Vì sao nhiều bé học kém tập trung?
Khi bé lớn lên, bản tính tò mò cũng ngày một lớn theo. Trẻ cần có không gian để được khám phá, sáng tạo. Nhưng đôi khi cha mẹ lại là người quấy rầy trẻ trong quãng thời gian đó. Ví dụ trẻ có một tờ giấy trắng, trẻ muốn cầm bút vẽ. Nhưng bé chỉ vẽ được những nét nguệch ngoạc chưa ra hình thù gì. Lúc này cha mẹ lại can thiệp, cầm tay trẻ để hướng dẫn trẻ vẽ theo ý mình. Hoặc khi khác con đang chơi xếp hình và đang tập trung vào việc tạo một hình khối mới thì cha mẹ lại xen vào cho con ăn hoa quả, sữa chua hoặc nhắc nhở bé đi vệ sinh. Kết quả là suy nghĩ của bé luôn bị gián đoạn. Việc này xảy ra thường xuyên, lâu dần trẻ sẽ có biểu hiện không chú ý, khi đi học sẽ kém tập trung hơn.
2. Làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung của bé?
Tạo môi trường tốt cho bé
Nếu bạn thấy bé luôn nhìn trái nhìn phải khi làm bài, điều đó có nghĩa là trẻ rất thiếu chú ý và dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.
Vì lý do này, nếu bạn muốn cải thiện sự chú ý của bé, trước tiên bạn phải tạo môi trường học tập yên tĩnh, cất đi những đồ dùng không liên quan đến việc học và hạn chế tối đa các yếu tố bên ngoài cản trở sự chú ý của bé. Cha mẹ cũng nên nói với bé rằng con sẽ được chơi sau khi hoàn thành bài tập về nhà. Từ đó khả năng tập trung của trẻ sẽ được cải thiện theo thời gian.
Đừng tùy ý làm phiền ý tưởng học tập của bé
Thông thường, khi bé làm bài tập, cha mẹ thường kèm cặp bé. Họ nghĩ rằng cách này vừa có thể giúp đỡ bé vừa có thể giám sát việc hoàn thành bài tập. Nhưng một số cha mẹ thiếu kiên nhẫn sẽ ngay lập tức chỉ ra lỗi sai của trẻ ảnh hưởng đến suy nghĩ của bé.
Cũng có một số phụ huynh thích nói chuyện, khi cùng con làm bài tập lại hỏi những chủ đề không liên quan khiến bé liên tục thiếu chú ý, hiệu quả học tập thấp, dễ mất tập trung.
Nắm bắt “thời kỳ vàng” nâng cao khả năng tập trung
Thói quen tốt của trẻ được hình thành ngay từ khi còn nhỏ nên nếu phát hiện bé có biểu hiện thiếu tập trung cần phải uốn nắn kịp thời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ dễ cải thiện khả năng tập trung nhất trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Do đó cha mẹ hãy tranh thủ thời gian này để rèn luyện khả năng tập trung cho bé.
Có thể nói thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung của trẻ, là cha mẹ, bạn phải làm tốt công tác giám sát, đồng thời cố gắng không làm phiền trẻ khi trẻ đang nghiêm túc làm việc gì đó, cho trẻ thời gian và không gian để suy nghĩ, từ đó trẻ dần dần hình thành sự tập trung, tốt cho việc học của con sau này.
Momo/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất