Trẻ bị đau họng: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả
Tin liên quan
Thận trọng phán đoán bệnh trạng khi trẻ bị đau họng
Trẻ bị đau họng thông thường đều là biểu hiện của chứng viêm. Bố mẹ chăm sóc trẻ nhỏ hầu hết sẽ nghĩ đó là chứng viêm họng hạt thường gặp. Tuy liên cầu khuẩn này là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng bạn vẫn không nên bỏ qua vấn đề khác.
Đau họng ở trẻ em ngoài bệnh viêm họng hạt còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Điển hình như trẻ bị nhiễm virus ở cổ họng, cảm lạnh, dị ứng… đều có thể gây đau họng thứ phát, kèm theo chảy nước mũi hoặc trào ngược dịch vị.
Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị đau họng
Có nhiều biểu nhân gây đau họng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên thận trọng quan sát kỹ các biểu hiện tổng thể để phán đoán bệnh tình ở con cái, nếu không nắm chắc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khi trẻ bị đau cổ họng:
Trẻ bị viêm amidan
Bộ phận amidan bị viêm hoặc nhiễm trùng do liên cầu khuẩn và nhiều loại virus gây ra. Trẻ thường có triệu chứng đau rát cổ họng, cảm giác vướng víu, hay ho khạc, soi thấy amidan bị đỏ.
Ngoài ra, trẻ còn có thể kèm theo các biểu hiện khác như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, phát ban, sưng hạch bạch huyết mềm…
Trẻ bị viêm họng
Đây là tình trạng trẻ bị viêm/nhiễm trùng ở vùng họng hay vùng miệng gần amidan. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau họng, ho khan hoặc ho có đàm, hô hấp khó khăn nếu bệnh kéo dài không điều trị tốt…
Ngoài ra, trẻ bị nóng trong người cũng có thể bị đau họng do nội nhiệt hưng thịnh. Hơi thở nóng, kèm theo hôi miệng, nổi mụn nhọt, lở loét miệng, táo bón…
Trẻ bị chảy nước mũi sau
Khi bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng cũng thường khiến trẻ bị đau họng. Do dịch nước mũi chảy xuống phía sau cổ họng gây ho khạc, sưng đỏ, đau rát vùng họng.
Trường hợp này, trẻ cũng thường kèm theo sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu, sưng hạch bạch huyết hoặc các tuyến ở cổ, nách, bẹn…
Làm gì khi trẻ bị đau họng?
Để nhận biết chính xác nguyên nhân trẻ đau họng có thể khó khăn cho bố mẹ, vì vậy tốt nhất bạn vẫn nên cho trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số mẹo xử lý tại nhà giúp trẻ bớt khó chịu.
- Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm gây nội nhiệt và kích phát chứng viêm như đồ cay nóng, đồ lạnh… Một số thực phẩm có tính axit cũng nên giảm hoặc kiêng cử để tránh gây kích ứng cổ họng của trẻ.
- Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm kẹo ngậm có tác dụng giảm đau, giảm viêm và tăng cường vitamin, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật và nhanh chóng hồi phục.
- Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. Hầu hết trẻ không thích việc này nên mẹ cần nhẫn nại khuyến khích, có thể làm gương cho trẻ bắt chước theo.
- Thay đổi thực đơn ăn uống với các món mềm, loãng, thanh nhiệt, dễ tiêu hóa để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, cải thiện chứng nội nhiệt và giảm viêm.
- Không nên cho trẻ vui chơi quá sức khi đang bị bệnh dù chỉ đau họng ở mức độ nhẹ, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng.
- Giữ cho không gian sống gọn gàng, sạch sẽ để giảm các tác nhân gây viêm nhiễm hô hấp như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc…
Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ biết cách xử lý và chăm sóc trẻ bị đau họng, giúp trẻ giảm bớt khó chịu và sớm phục hồi.
Thiên Khuê (Theo Family)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất