Thói quen gây hại răng mà trẻ thường mắc phải, mẹ chú ý giúp con khắc phục
Tin liên quan
Thói quen gây hại răng mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải, người lớn nên làm gì để giúp con cải thiện?
Tổ chức tế bào của các cơ quan đều có tác dụng quan trọng với sức khỏe con người, trong đó bao gồm cả răng nướu. Hàm răng trắng khỏe giúp nâng cao chức năng nhai, giảm vấn đề tiêu hóa, đồng thời giúp trẻ có vẻ ngoài hoàn thiện, tự tin hơn.
Thói quen gây hại răng nào mà bố mẹ cần sớm giúp trẻ điều chỉnh?
Ngậm mút ngón tay
Khi còn ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng ngậm mút ngón tay là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu sau 3 tuổi mà bé nhà bạn vẫn giữ thói quen này thì không nên chút nào.
Ngậm mút ngón tay kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe răng nướu, có thể gây lệch khớp nhai của hàm trên và dưới, ảnh hưởng xương sàn răng, dần dần trẻ còn có nguy cơ môi trên phát triển đưa về trước nhiều hơn, gây mất thẩm mỹ.
Dùng tay sờ vào răng
Giai đoạn mọc răng hoặc thay răng, phần nướu răng dễ có hiện tượng ngứa hoặc đau. Chính vì nguyên nhân này mà nhiều trẻ thường dùng tay sờ vào răng và nướu trong miệng. Hành động này không những dễ làm răng lung lay, nướu răng dị dạng mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
Thè lưỡi liếm răng
Cảm giác khó chịu khi thay răng làm cho trẻ thích dùng đầu lưỡi chạm và liếm răng ở 2 hàm. Thói quen này dễ làm thay đổi hình dạng của hàm, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Cắn môi
Không ít trẻ có hành vi cắn môi hoặc nghiến răng khi cảm thấy căng thẳng, sợ hãi. Thói quen gây hại răng này cũng cần sớm được người lớn giúp trẻ khắc phục. Nghiến răng, cắn môi liên tục dễ làm tổn thương nướu, chân răng, làm thay đổi hình dạng xương hàm…
Ăn uống đồ ngọt trước khi ngủ
Thói quen gây hại răng của trẻ đôi khi còn do chính bố mẹ tập thành. Trước khi ngủ, nếu bạn cho trẻ ăn hay uống thực phẩm ngọt và không dạy con vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dễ dẫn đến ảnh hưởng chức tăng tiêu hóa, trẻ khó ngủ, khoang miệng tích tụ tàn dư thức ăn mà gây sâu răng.
Chỉ nhai một bên
Khi trẻ thay răng sữa, chức năng nhai cũng bị ảnh hưởng, dễ xuất hiện tình trạng trẻ chỉ nhai một bên do răng bị rụng mất chưa kịp mọc. Tình trạng này nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ sửa lại sẽ làm bên không nhai kém phát triển, xương hàm lệch, khuôn mặt mất vẻ cân đối.
Dùng răng mở đồ vật
Trẻ nhỏ khó thao tác để dùng dao kéo mở đồ vật, lúc này, răng trở thành “công cụ” mở bao thức ăn, nắp chai nước, túi đồ chơi… Hành động này người lớn không nên dung túng hay bỏ qua, cần giảng giải cho trẻ những tác hại.
Thói quen dùng răng mở cạy đồ vật không những dễ làm răng lung lay, gãy răng mà còn ảnh hưởng sức khỏe nướu răng, dễ trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm, khiến 2 hàm răng của trẻ không phát triển đồng đều và hoàn thiện.
Cho trẻ ăn gì để nâng cao sức khỏe răng miệng?
Đồng thời với việc cải thiện những thói quen xấu gây hại răng, mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho con, giúp răng phát triển khỏe đẹp. Thực phẩm giàu Protein và Canxi là nhóm dưỡng chất không thể thiếu để cấu tạo và phát triển răng nướu.
Protein và Canxi từ nguồn động vật bao gồm sữa bò, trứng, cá, thịt, hải sản có vỏ cứng… Protein và Canxi từ nguồn thực vật có thể lựa chọn như ngũ cốc, đậu, trái cây sấy khô… Thiếu hụt Protein dễ làm dị dạng răng nướu, mắc các bệnh về nha chu và dễ sâu răng.
Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ cũng cần bổ sung đầy đủ cho trẻ nhỏ. Tác dụng của chất xơ không chỉ là thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột, giảm táo bón, ngừa ung thư mà còn giúp trẻ luyện khả năng nhai, hỗ trợ sự phát triển của răng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bố mẹ sớm khắc phục thói quen gây hại răng cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả ngoại hình lẫn thể chất.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất