Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ ngày càng kém, mùa dịch Covid-19 mẹ càng cần lưu tâm
Tin liên quan
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ ngày càng kém là do đâu?
Miễn dịch của trẻ bẩm sinh đã thấp
Hệ miễn dịch của trẻ kém có thể do yếu tố bẩm sinh chứ không phải do quá trình chăm sóc không hợp lý hay vấn đề bệnh tật. Trường hợp này còn gọi là khiếm khuyết miễn dịch. Biểu hiện là trẻ thường xuyên dễ bị cảm sốt, các vết thương cũng khó lành hơn. Bạn nên đưa trẻ đi khám và bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thuốc cải thiện.
Giấc ngủ không đảm bảo chất lượng
Các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện nếu thời gian dài trẻ không được ngủ đúng giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ thì số lượng các tế bào kháng độc bệnh tiết ra trong cơ thể cũng giảm thiểu đi, trẻ dễ mắc bệnh hơn là vì vậy.
Do đó, người lớn nên căn cứ vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ để sắp xếp và rèn cho trẻ có giấc ngủ đủ cả về chất và lượng. Phòng ngủ của trẻ nên gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng khí. Hạn chế cho trẻ xem phim kinh dị hoặc chơi đùa quá sức trước khi ngủ.
Chế độ dinh dưỡng kém
Hệ miễn dịch của trẻ mạnh hay yếu cũng liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Rõ ràng nếu trẻ thiếu dinh dưỡng thì khả năng đề kháng của cơ thể cũng trực tiếp bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khi cơ thể trẻ thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất và protein thì mẹ cần kịp thời bổ sung đầy đủ cho trẻ.
Trẻ ít vận động hoặc vận động quá sức
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, nếu thời gian dài ít hoạt động thể chất đều sẽ khiến hoạt tính của tế bào miễn dịch bị suy giảm, cơ thể yếu ớt và thiếu sức sống, dễ sinh bệnh cũng lâu hồi phục hơn.
Tuy nhiên, khi cho trẻ vận động cũng phải phù hợp với thể trạng và có điều độ. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo nếu để trẻ hoạt động thể lực quá mức ngược lại cũng làm giảm tuổi thọ của tế bào bạch cầu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bố mẹ nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ?
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa một lượng lớn các vật chất miễn dịch tuyệt vời, có thể nâng cao khả năng đề kháng cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Vì vậy, mẹ nên cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo một nền tảng tốt cho hệ miễn dịch của trẻ về sau.
Vỗ về và tiếp xúc với trẻ
Khi còn là trẻ sơ sinh, bố mẹ nên ở bên cạnh và tiếp xúc thân thể với bé nhiều hơn, điều này đem lại cảm giác an toàn và gần gũi cho trẻ nhỏ, thúc đẩy sự phát triển thể chất và tạo nền tảng tâm lý tích cực. Những cử chỉ vỗ về của mẹ còn giúp trẻ cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao miễn dịch, hỗ trợ giấc ngủ, tiêu hóa và hấp thu.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
Mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng để thực hiện đầy đủ cho trẻ, giúp hạn chế bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, thói quen tự ý cho trẻ uống thuốc cũng cần thay đổi vì rất dễ gây hiện tượng “kháng thuốc” và làm cơ thể trẻ mất khả năng tự chữa lành.
Tập thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ
Các vấn đề như ăn uống, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, vận động v.v… của trẻ đều nên được rèn luyện dần từ ngay lúc nhỏ. Điều này không những giúp trẻ có ý thức sống tích cực về sau mà còn giúp đảm bảo khả năng miễn dịch được xây dựng từ nền tảng tốt nhất.
Thiên Khuê (Theo Familydoctor)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất