Nghiên cứu từ Đại học Harvard: 4 thói quen của cha mẹ kìm hãm trí thông minh của trẻ, điều đầu tiên hầu như phụ huynh nào cũng mắc

Moon 2022-06-20 11:05
- Nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được những thói quen xấu của mình lại ảnh hưởng nhiều đến trí thông minh của con đến thế.

Một nghiên cứu với thời gian dài từ Đại học Harvard đã đưa ra kết luận rằng cha mẹ có những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng lớn tới trí thông minh của con.
Giáo sư Robert Waldinger, một nhà phân tâm học tại Đại học Harvard và là Giám đốc Viện Phát triển Người lớn Hoa Kỳ, đã từng “công khai” trong một bài phát biểu rằng giá trị trí thông minh của một đứa trẻ một mặt đến từ di truyền, mặt khác là sự nuôi dưỡng. Thật không may là ngày nay rất nhiều trẻ em kém thông minh hơn vì sự chăm sóc chưa đúng mực từ cha mẹ.

Để chứng minh cho kết luận này, Giáo sư Robert đã đưa ra cuộc khảo sát xã hội quy mô cực lớn đầu tiên trong lịch sử loài người. Trong thí nghiệm xã hội kéo dài 75 năm này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện hơn về quỹ đạo tăng trưởng, hạnh phúc cá nhân và sự phát triển trí tuệ thời thơ ấu của trẻ em. Trong trường hợp phát triển trí tuệ của trẻ, các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết các bậc cha mẹ mắc nhiều sai lầm trong cách nuôi dạy con.

Các nhà nghiên cứu lưu ý: Trẻ không thông minh hơn khi lớn lên, giá trị trí thông minh của trẻ không cố định từ khi sinh ra và không thể thay đổi, những thói quen xấu trong cuộc sống này có thể là “thủ phạm” khiến trẻ ngày càng trở nên ngốc nghếch.

Đặc biệt, 4 “tật xấu” thường gặp trong cuộc sống của cha mẹ đang kìm hãm sự thông minh của trẻ.

1. Thói quen thức khuya

Nghiên cứu từ Đại học Harvard: 4 thói quen của cha mẹ kìm hãm trí thông minh của trẻ, điều đầu tiên hầu như phụ huynh nào cũng mắc

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, những nội dung giải trí mới trên điện thoại di động, máy tính bảng, tivi đã dần lấp đầy cuộc sống của nhiều người, thậm chí còn trở thành tâm điểm trong cuộc sống của một số cha mẹ.

Tương ứng với thiết bị giải trí dồi dào thì không đủ thời gian, nhiều người thậm chí bỏ cả thời gian nghỉ ngơi buổi tối, thức khuya hơn để xem điện thoại. Trong những gia đình mà cha mẹ có thói quen thức khuya như vậy thì con cái cũng khó đi ngủ sớm. Điều này có thể nói là "có hại mà không có lợi" đối với sự phát triển trí não của trẻ.

Suy cho cùng, việc ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ kém sẽ mang lại gánh nặng nghiêm trọng cho sự phát triển trí não của bé, các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, não bộ luôn trong tình trạng làm việc cường độ cao nên ảnh hưởng trí nhớ và phản ứng của đứa trẻ. 

Cách khắc phục: Cha mẹ nên làm gương, bắt đầu từ chính bản thân mình, tránh thức khuya, dậy đúng giờ và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi.

2. Bỏ bữa sáng 

Nghiên cứu từ Đại học Harvard: 4 thói quen của cha mẹ kìm hãm trí thông minh của trẻ, điều đầu tiên hầu như phụ huynh nào cũng mắc

Tại nhiều gia đình hiện nay, bữa sáng luôn khiến cả nhà đau đầu. Một số người mẹ tận dụng thức ăn còn lại từ hôm trước để làm bữa sáng hoặc chỉ cho con ăn qua quýt, thậm chí bỏ luôn bữa sáng.

Thói quen ăn uống này sẽ "đánh cắp" trí thông minh của trẻ một cách tinh vi. Suy cho cùng, trẻ đang ở giai đoạn phát triển thể chất quan trọng, việc bỏ bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của trẻ vào buổi sáng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phát triển trí não của trẻ. Khi bạn bè xung quanh đang học mà con bạn đói bụng thì làm sao một đứa trẻ như vậy trở nên thông minh hơn?

Cách khắc phục: Lập thời gian biểu sinh hoạt phù hợp, lên lịch các món ăn cho bữa sáng trước, chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước và chọn bữa sáng phù hợp cho trẻ theo sự kết hợp dinh dưỡng hợp lý.

3. Xem tivi nhiều

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc xem tivi ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thị lực của trẻ nhưng lại không biết rằng não bộ là nơi tồn tại nhiều “tổn thương” nhất trong quá trình xem tivi.

Tần suất màn hình của các thiết bị thông minh như tivi hay điện thoại di động trong quá trình làm việc cao hơn nhiều so với tốc độ phản ứng của não bộ của bé. Khi bé nghịch điện thoại hoặc xem tivi, não bộ không thể theo kịp sự thay đổi của màn hình. Nói một cách tổng thể, lúc này não bộ của bé hầu như không “hoạt động”. Một bộ não không hoạt động trong thời gian dài giống như một cỗ máy xuống cấp và rỉ sét, sự phát triển trí tuệ đương nhiên sẽ không tốt.

Cách khắc phục: Đặt thời gian cho trẻ xem tivi và nuôi dưỡng nhiều sở thích lành mạnh khác cho trẻ như đọc sách, chơi thể thao...

4. La mắng con cái

Nghiên cứu từ Đại học Harvard: 4 thói quen của cha mẹ kìm hãm trí thông minh của trẻ, điều đầu tiên hầu như phụ huynh nào cũng mắc

Có thể nói la mắng là một phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ trên toàn thế giới áp dụng. Nhưng kiểu giáo dục này cũng có hại cho sự phát triển trí não của bé không kém.

Nghiên cứu của Harvard đã xác nhận rằng cha mẹ quát mắng con cái có thể dễ dàng gây tổn thương thùy trán của não trẻ, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng não bộ của trẻ và làm chậm quá trình phát triển não bộ sau này. “Trí nhớ suy giảm, không có khả năng phản ứng nhanh” là biểu hiện rõ ràng nhất của việc trẻ ngày càng trở nên ngốc nghếch.

Cách khắc phục: Tìm hiểu và thực hành những hình thức nuôi dạy con khoa học hơn, tránh quát mắng con cái, tránh tác động xấu của bạo lực ngôn ngữ đến sự phát triển trí não của trẻ.

Moon/Theo 163

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dàn hoa hậu, á hậu tham gia 'Ơn giời cậu đây rồi' và nhận cái kết bất ngờ