'Mẹ ơi, con không muốn học nữa', câu trả lời của người mẹ quyết định tương lai của con trẻ
Tin liên quan
Trẻ em ngày nay chịu áp lực học tập rất lớn. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học hành thành tài. Tuy nhiên, suy nghĩ của trẻ còn non nớt, không phải đứa trẻ nào cũng thực sự hiểu ý nghĩa của việc học hành. Vậy cha mẹ phải làm sao khi con nói: "Con không muốn học nữa"?
Gần đây, người ta biết đến Chen Meiling là người mẹ của 3 đứa con đang theo học đại học Đại học Stanford. Thực tế, bản thân Chen Meiling cũng là người mẹ ưu tú. Sau khi kết hôn và sinh con, cô vẫn bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ tại Đại học Stanford.
Khi nói đến việc giáo dục thế hệ tiếp theo Chen Meiling đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và bản thân cô ấy là một hình mẫu của việc học tập kỷ luật tự giác mang lại thành công . Khi còn nhỏ, cô đã được các tuyển trạch viên phát hiện với tài năng ca hát tuyệt vời, nhưng sau khi trở thành ca sĩ, cô vẫn không từ bỏ đam mê học tập.
Với khả năng học tập vượt trội và niềm yêu thích học tập, cô được công chúng công nhận là người phụ nữ giỏi giang, tài sắc vẹn toàn. Trong một cuộc phỏng vấn, Chen Meiling tâm sự rằng ngày nhỏ cô ấy thích ca hát hơn học tập. Nhưng chính cha của Chen Meiling đã thuyết phục cô theo đuổi con đường học tập. Thực tế đã chứng minh lời cha Chen Meiling nói là đúng.
Trên thực tế, đối với tình hình hiện tại của Việt Nam, học tập chăm chỉ không nhất thiết có nghĩa là tương lai tươi sáng nhưng học tập là một con đường để con người ta có tương lai tốt hơn ngày hôm nay.
Khi con nhỏ nói: "Con không muốn học nữa", người mẹ nên nói thế nào?
1. Có sự đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực của con bạn
Mỗi đứa trẻ đều có những khác biệt về khả năng học tập. Điều này thể hiện trên điểm số của con có. Có con được điểm cao nhưng cũng có bé đạt điểm thấp. Cha mẹ cần có ý thức về trình độ năng lực thực sự của con mình và có sự đồng cảm nhất định với tình hình học tập của con. Xét cho cùng, trong một lớp học, chỉ có một số học sinh có học lực vượt trội, phụ huynh nên chấp nhận kết quả học tập của trẻ.
2. Quan tâm đến việc trau dồi năng lực học tập của trẻ
Học tập không phải phải là công việc mang tính cơ hội và dễ đi tắt đón đầu. Cha mẹ cần quan tâm đến việc trau dồi năng lực học tập của trẻ, chẳng hạn như nâng cao sự tập trung, tự chủ của trẻ. Trong quá trình học tập của con, cha mẹ cần dành nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn. Đừng nổi giận khi con bị điểm kém hay khi con nói không muốn học nữa, hãy kiên nhẫn, ôn tồn với trẻ.
3. Khen ngợi, đông viên trẻ tiến từng bước một
Khi trẻ có được thành tích nhất định trong học tập, trẻ sẽ tự tin hơn khi đối mặt với những khó khăn và thất bại trong học tập. Khi trẻ mệt mỏi và chểnh mảng trong học tập, cha mẹ cần động viên con bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ cho con. Ví dụ, khi con gặp khó khăn, thất bại, cha mẹ cần động viên để con tiến bộ. Khi con có sự tiến bộ, cha mẹ cần động viên, khen thưởng con kịp thời. Đây cũng là cách để bạn kích thích con bạn "thừa thắng xông lên", đạt được những thành tích tốt hơn trong học tập.
Anh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất