Mẹ cần biết: Ngăn con mút tay ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thiên Khuê 2021-07-24 09:28
- Sửa tật mút tay quá sớm làm ảnh hưởng sự phát triển của trẻ? Quan niệm này đúng hay sai? Mẹ cùng tìm hiểu để có cách nuôi dạy con tối ưu nhé!

Vì sao bé thường có tật mút tay?

Sau khi chào đời, sự phát triển thần kinh của trẻ sẽ dần dần được hoàn thiện hơn, đặc biệt là ở giai đoạn khi còn nhỏ, thần kinh ở vùng miệng thường có xu hướng phát triển sớm hơn ở tay. 

Trẻ từ 0 đến 1 tuổi sẽ có niềm thích thú tập trung ở các bộ phận như môi, lưỡi và khoang miệng, đây cũng là lý do vì sao đa số em bé đều thích mút tay và ngậm đồ vật. Đây là giai đoạn mà mỗi đứa trẻ cần được trải nghiệm và thường không phải do bệnh tật.

Sửa tật mút tay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thậm chí, nếu mẹ phát hiện trẻ đã được 6 tháng tuổi mà vẫn không có bất cứ hành động mút tay hay ngậm cắn đồ vật thì ngược lại cần chú ý điểm bất thường này. Sự phát triển của trẻ không chỉ biểu hiện ở thể chất mà còn được xây dựng từ nền tảng những hành vi rất nhỏ.

Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ thích mút tay, khi độ tuổi lớn dần thì các chức năng khác cũng sẽ mạnh hơn và hoàn thiện. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ, đồ chơi hoặc cử chỉ khác để biểu đạt cảm xúc, nhu cầu và tật mút tay cũng dần được giảm bớt. 

Sửa tật mút tay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thông thường, nếu trẻ phát triển tốt thì khoảng 1 tuổi hoặc 1 tuổi rưỡi sẽ không mút tay nữa, đại đa số sẽ không vượt quá 2 tuổi. Vì vậy, nếu đã hơn 2 tuổi mà trẻ vẫn mút tay, ngậm cắn đồ vật thì phải đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Sửa tật mút tay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ 

Gây trở ngại cho quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ

Ở thời kỳ mà các dây thần kinh vùng miệng phát triển mạnh, hành động mút tay ở trẻ có thể thúc đẩy hệ thống cảm giác và vận động đạt đến mức độ hài hòa. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, mút tay còn giúp trẻ tiếp xúc với các vi sinh vật, hoàn thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.

Sửa tật mút tay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Làm giảm cơ hội khám phá của trẻ

Mút tay đối với trẻ nhỏ mà nói có thể xem như một cách thỏa mãn tâm lý và cũng là cơ hội để trẻ khám phá về cơ thể cũng như các đồ vật xung quanh. Người lớn nếu như quá lo lắng mà can dự sớm, không cho bé mút tay hay ngậm cắn đồ vật sẽ làm trẻ bị mất cảm giác an toàn. 

Nếu hành vi của bố mẹ quá kịch liệt còn có thể khiến trẻ sinh ra sợ hãi, rụt rè, các kỹ năng khác cũng gặp trở ngại mà không được phát triển một cách bình thường, hoàn thiện. Do vậy, bạn cần căn cứ vào độ tuổi của bé mà có những điều chỉnh phù hợp, không can thiệp quá mức để tránh phản tác dụng.

Sửa tật mút tay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Ảnh hưởng tính cách của trẻ

Thông qua hành động mút tay và ngậm cắn đồ vật, trẻ sẽ có sự tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Khi tri thức được tích lũy dần, trẻ cũng hình thành nên sự tự tin, lạc quan và cởi mở hơn trong tính cách.

Bố mẹ nếu “cai” tật mút tay của trẻ quá sớm sẽ ảnh hưởng sự phát triển của trẻ, không chỉ là các kỹ năng cơ bản gặp hạn chế mà tính cách của trẻ khi lớn lên cũng dễ có xu hướng khép kín, nhút nhát, chậm chạp và khó hòa đồng.

Thiên Khuê (Theo QQ, Familydoctor)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Làm đàn bà khổ lắm, nếu có kiếp sau xin được làm đàn ông