Hôi miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa
Tin liên quan
Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ vấn đề răng miệng nhưng cũng có thể do một số bệnh hay yếu tố bên ngoài tác động. Triệu chứng điển hình nhất chính là hơi thở nặng mùi vào buổi sáng thức dậy.
Thông thường, sau khi vệ sinh răng miệng đúng cách, hiện tượng hôi miệng sẽ hết. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện hôi miệng vào những thời điểm khác và kéo dài, thậm chí có thể kèm theo dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Những nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ hôi miệng ở trẻ
Vệ sinh răng miệng kém
Rất nhiều trường hợp trẻ bị hôi miệng là do mẹ hướng dẫn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Những vị trí dễ mắc kẹt thức ăn như hố và rãnh trên răng, khu vực giữa răng và nướu… dễ khiến vi khuẩn phân hủy, tạo ra axit amin và mùi khó chịu.
Áp xe răng hoặc sâu răng
Khi trẻ có chiếc răng bị áp xe, nếu không phát hiện sớm và chữa trị hiệu quả thì dịch mủ tích tụ cũng gây ra mùi hôi nặng. Ngoài ra, tình trạng sâu răng ở trẻ em cũng khá phổ biến, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Bệnh nha chu
Viêm nướu là một trong những bệnh nha chu điển hình ở mọi lứa tuổi. Mảng bám tích tụ lâu ngày dễ khiến răng và nướu bị viêm. Từ đây, vi khuẩn sinh sôi tạo mùi hôi trong khoang miệng của trẻ.
Trẻ bị khô miệng hoặc có thói quen thở bằng miệng
Ít uống nước, dùng thuốc trị bệnh hoặc một số bệnh về tuyến nước bọt cũng có thể trở thành nguyên nhân giảm nước bọt tiết ra gây mùi hôi. Những trẻ thường thở bằng miệng cũng cản trở khả năng tự làm sạch của khoang miệng.
Sai khớp cắn hoặc chỉnh nha không đúng cách
Răng mọc sai vị trí hoặc không đều khiến cho trẻ khó thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ. Thức ăn dễ mắc vào những vị trí hố rãnh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày nếu không cải thiện sẽ tạo thành chứng hôi miệng ở trẻ em.
Bên cạnh đó, nếu bạn cho bé niềng răng ở nơi thiếu uy tín cũng dễ gây ra nhiều vấn đề răng miệng. Dụng cụ chỉnh nha và miếng bảo vệ làm cho việc đánh răng giảm hiệu quả, thức ăn dính bên trong khoang miệng gây mùi hôi.
Nhiễm trùng
Dị vật mắc kẹt trong mũi có thể dẫn đến nhiễm trùng và mùi nặng trong cả khoang miệng. Bên cạnh đó, viêm amidan cũng khá phổ biến ở trẻ em làm tăng tình trạng hôi miệng. Một số bệnh khác như hen suyễn, lở miệng, suy thận, tiểu đường… cũng là nguyên nhân.
Trẻ sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ hôi miệng như thuốc điều trị mất ngủ, dị ứng, rối loạn tâm thần… Chúng làm giảm sản xuất nước bọt trong khoang miệng, khiến cho vi khuẩn dễ sinh sôi và gây hôi.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Trẻ ăn quá nhiều tỏi, hành và thực phẩm có mùi vị nồng cũng dễ gây hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, lo âu và căng thẳng kéo dài cũng giảm tiết nước bọt, gây bệnh tiêu hóa… tạo thành triệu chứng hôi miệng.
Điều trị và khắc phục hôi miệng ở trẻ như thế nào?
Hãy đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ bắt đầu từ thói quen đánh răng đúng cách, hướng dẫn trẻ dùng thêm chỉ nha khoa và có lịch kiểm tra răng miệng định kỳ. Những chiếc răng sâu và bệnh nha chu cần sớm điều trị. Chọn nơi uy tín nếu bạn muốn trẻ niềng răng.
Khuyến khích trẻ uống đủ nước để hydrat hóa tốt, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa để hạn chế hôi miệng. Bổ sung rau xanh và trái cây tươi cho trẻ giúp ngăn ngừa hơi thở nặng mùi và làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên.
Khi bạn phát hiện dấu hiệu bất thường của bệnh tật như hen suyễn, viêm mũi, viêm amidan… kèm theo đó là sốt, đau họng, chảy máu răng, sưng đau nướu nhiều thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tích cực cải thiện hôi miệng ở trẻ em hiệu quả nhất, đem lại sức khỏe răng miệng ổn định cho trẻ.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất