Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần lo lắng

Thiên Khuê 2023-09-30 13:53
- Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng Emdep tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý để đảm bảo an toàn cho bé cưng của bạn nhé.

Làm sao để nhận biết thân nhiệt của bé bị xuống thấp dưới mức bình thường?

Chuyên gia cho biết, mẹ cần chăm sóc đặc biệt trong khi sinh và những ngày đầu tiên sau sinh vì cơ thể bé chưa phát triển và thích nghi ổn định, chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ.

Nhiệt độ cơ thể trung bình của trẻ sơ sinh thường dao động từ 35,5oC đến 37,5oC khi đo bằng miệng, 36,6oC và 38oC khi đo trực tràng, 35,8oC và 38oC khi đo qua tai và 36,5oC và 37,5oC khi đo ở nách.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần lo lắng

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh được xác định khi nhiệt độ cơ thể của bé giảm xuống dưới mức 36,5oC. Tình trạng này lại được chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn căng thẳng lạnh: 36,0–36,4oC
  • Giai đoạn hạ thân nhiệt vừa phải: 32,0–35,9oC
  • Giai đoạn hạ thân nhiệt nghiêm trọng: 32oC

Khuyến cáo mẹ nên đo thân nhiệt cho bé dưới 5 tuổi qua đường trực tràng để có kết quả chính xác nhất.

Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Không phải lúc nào bé cũng có nhiều triệu chứng rõ ràng để cảnh báo tình trạng nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp. Chủ yếu, trẻ có thân nhiệt thấp thường cho cảm giác mát lạnh khi chạm vào. Bé cũng dễ rùng mình, nổi da gà, xung quanh môi hơi xanh xao…

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần lo lắng

Khi bị hạ thân nhiệt, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu đáng lưu ý như sau:

  • Bàn chân của bé là vị trí lạnh đầu tiên trước khi toàn bộ cơ thể bị lạnh
  • Bé bú yếu ớt, thậm chí không có khả năng bú
  • Bé có phản ứng chậm chạp
  • Bé khóc yếu và hơi thở nông

Nếu tình trạng kéo dài nghiêm trọng, em bé của bạn sẽ có nguy cơ bị tổn thương do cảm lạnh và rơi vào hôn mê. Nhịp tim chậm và hơi thở không đều, hạ đường huyết và suy giảm chức năng nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra, bé còn có thể đỏ mặt, tứ chi tím tái, da ở tay chân và lưng trở nên cứng lại… Đây là những biểu hiện báo động nguy hiểm cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu. Tuyệt đối không tự ý thực hiện các biện pháp tại nhà.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần lo lắng

Nguyên nhân khiến thân nhiệt của bé bị hạ thấp

Mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử lý và ngăn ngừa hiệu quả. Thông thường, một số yếu tố sau đây có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bé bị giảm xuống mức an toàn.

  • Bé sinh non và nhẹ cân
  • Môi trường trong và sau khi sinh không đảm bảo
  • Bé bị hạ đường huyết
  • Bé bị nhiễm trùng (phổ biến là nhiễm trùng sơ sinh và viêm màng não)
  • Bé có một số khiếm khuyết bẩm sinh như rối loạn chuyển hóa…

Ngăn ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Khi đã loại trừ được nguyên nhân bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa hạ thân nhiệt ở bé. Đầu tiên, bạn cần có chế độ chăm sóc thích hợp trong và sau khi sinh để bé không bị mất nhiệt độ cơ thể. Chú ý không để bé trần trụi trên bàn/giường quá lâu.

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần lo lắng

Đảm bảo phòng của bé sạch sẽ và ấm áp vừa phải, không có gió lùa từ ngoài vào nhưng phải có độ thông thoáng nhất định.

Tránh tắm cho bé ở nơi nhiều gió hoặc thời điểm thời tiết lạnh. Sau khi tắm xong phải lau khô cho trẻ ngay bằng khăn sạch.

Đặc biệt, nếu bé sinh non, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình chăm sóc bé.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ biết cách phát hiện cũng như xử lý khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, đảm bảo an toàn và sự khỏe mạnh của bé cưng.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ca nương Kiều Anh gây bất ngờ khi liệt kê tiêu gần 400 triệu/ngày