Điểm mặt 6 nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em

Thiên Khuê 2023-06-23 10:11
- Ho mãn tính ở trẻ em vì sao khó điều trị dứt điểm? Cùng Emdep điểm qua những nguyên nhân phổ biến gây ho và cách cải thiện cho bé nhé.

Ho mãn tính là gì?

Dù là ho do bất kỳ nguyên nhân nào nhưng nếu tình trạng ho kéo dài hơn 4 tuần thì được gọi là ho mãn tính. Đây là triệu chứng ho thường bị dai dẳng thậm chí có biểu hiện kháng thuốc điều trị.

Ho mãn tính ở trẻ em càng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển ổn định của trẻ. Bé có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác đi cùng với ho, gây trở ngại giấc ngủ, biếng ăn, khó chịu nên khóc quấy…

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em

Nguyên nhân nào gây ho mãn tính ở trẻ em?

Nguyên nhân gây ho mãn tính có nhiều và cần có những chẩn đoán, phương pháp điều trị khác nhau. Ở đây sẽ liệt kê 6 nguyên nhân phổ biến nhất để mẹ có thêm kiến thức cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho bé.

Ho mãn tính ở trẻ em do cảm lạnh thông thường

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một trong những nguyên nhân gây ho mãn tính điển hình ở trẻ. Có rất nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh và khiến trẻ bị bệnh này nhiều lần trong năm.

Mỗi lần cảm lạnh có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tuy không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng em bé của bạn có thể bị tái đi tái lại thậm chí 10 lần/năm. Vì vậy, trẻ bị ho dai dẳng do cảm lạnh là rất phổ biến.

Triệu chứng bao gồm ho, sốt nhẹ, nôn trớ do chất nhầy gây kích thích, sổ mũi… Trẻ dưới 6 tuổi không nên lạm dụng thuốc trị ho. Mẹ có thể tăng cường cho bé uống nhiều nước, bật máy tạo độ ẩm vào ban đêm giúp trẻ dễ thở hơn, dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi.

Nếu thấy trẻ ho hơn 3 tuần vẫn không thuyên giảm, kèm theo là sốt cao, khó thở… thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và kịp thời xử lý.

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em

Trẻ bị ho mãn tính do viêm xoang

Trẻ bị ho liên tục, kéo dài hơn 10 ngày cũng có thể là do chứng viêm xoang gây ra. Khi niêm mạc mũi và xoang bị viêm, nó tạo ra túi khí làm tắc nghẽn các xoang, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến ho dai dẳng, chảy nước mũi đặc có màu vàng xanh.

Ngoài ho và chảy mũi thì trẻ còn có thể kèm theo quầng thâm mắt, hơi thở nặng mùi, đau đầu, bị chói ánh sáng… Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, xịt mũi để giảm triệu chứng và quá trình điều trị cần kéo dài nếu tình trạng viêm xoang nặng.

Trẻ bị ho do dị ứng

Ngứa mắt, chảy nước mũi và ho có thể là do trẻ bị dị ứng gây ra. Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm từ các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng… 

Xịt mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt do bác sĩ kê toa giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu. Bạn cũng nên chú ý những yếu tố gây dị ứng để phòng tránh cho bé những lần sau.

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em

Trẻ bị ho do hen suyễn

Bệnh hen suyễn cũng gây ho mãn tính ở trẻ em. Tác nhân gây kích phát bệnh khá đa dạng, có thể là nhiễm trùng đường hô hấp trên, hít phải chất gây dị ứng, không khí hanh khô hoặc vận động quá mạnh.

Trẻ thường có triệu chứng khó thở, tức ngực, ho dữ dội và liên tục. Bác sĩ cần kiểm tra nguyên nhân hen suyễn cụ thể để có phác đồ điều trị thích hợp.

Trẻ bị ho do mãn tính vì trào ngược dạ dày thực quản

Axit từ dạ dày trào ngược lên cổ họng do cơ thực quản hoặc cơ dạ dày của trẻ còn yếu. Bé thường có triệu chứng nôn trớ, quấy khóc khi bú, thở khò khè và ho dai dẳng, có thể đau ngực hoặc cổ họng khi trẻ nằm ngủ vào ban đêm.

Mẹ nên cho trẻ nằm thẳng người trong 30 phút sau khi bú, kê đầu hơi cao để giảm trào ngược gây ho. Chú ý những thực phẩm có liên quan đến vấn đề tiêu hóa này ở trẻ (trái cây họ cam quýt, bạc hà, cà chua, socola…) để phòng ngừa về sau.

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây ho mãn tính ở trẻ em

Trẻ bị ho do thói quen

Sau khi loại trừ các vấn đề bệnh tật khác thì nếu con bạn vừa khỏi cơn cảm lạnh, cảm cúm mà vẫn tiếp tục ho thì có thể chỉ là “ho do thói quen” (nhưng trẻ không bị ho trong khi ngủ).

Tình trạng này do sự lo lắng trong quá trình bệnh trước đó và tạo thành thói quen mà trẻ không ý thức được. Người lớn nên trấn an rằng trẻ đã hoàn toàn khỏi bệnh, kiên trì lâu ngày để giúp trẻ không bị những triệu chứng “ảo” trong tâm lý.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm cơ sở để phán đoán tình trạng ho mãn tính ở trẻ em, sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả cho bé.

Thiên Khuê (Theo Parents)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những dấu hiệu trào ngược dạ dày cần nhận biết sớm