Cho trẻ ăn bưởi được không? Những lợi ích sức khỏe và điều mẹ cần nhớ
Tin liên quan
Trẻ sơ sinh ăn bưởi được không?
Theo tình huống thông thường, các chuyên gia sức khỏe sẽ khuyến cáo bạn nên tránh cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn các loại trái cây họ cam quýt và có tính axit, chúng có thể gây dị ứng hoặc phát ban ở em bé còn quá nhỏ.
Tuy nhiên, khi trẻ đã ăn dặm thuần thục và mặc dù chưa đủ 12 tháng tuổi nhưng nếu có sự đồng ý của bác sĩ thì bạn vẫn có thể bổ sung bưởi vào khẩu phần ăn. Quan trọng là kiểm soát tốt liều lượng cho bé ăn, đồng thời chú ý một số nguyên tắc cơ bản nhất định.
Cho trẻ ăn bưởi hợp lý giúp cơ thể bé tiêu thụ thêm nhiều dưỡng chất có lợi, thúc đẩy trao đổi chất, cải thiện khẩu vị và nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên. Mẹ nên chọn mua bưởi ở nơi đáng tin cậy để giảm hóa chất độc hại, tốt nhất cho trẻ ăn ngay khi vừa bóc vỏ.
Lợi ích sức khỏe của bưởi đối với trẻ nhỏ
Là loại quả giàu dinh dưỡng
Bưởi thuộc họ cam quýt, có vị chua ngọt với tỷ lệ khác nhau tùy theo giống bưởi. Phần thịt bưởi mọng nước có thể bổ sung một lượng nước tự nhiên cho cơ thể của trẻ. Theo ước tính, 100g thịt quả bưởi chứa khoảng 33 calo, ngoài ra còn nhiều dưỡng chất như sau:
- Nước: 90,5 g
- Chất xơ: 1,1 g
- Đường: 7,31 g
- Canxi: 12 mg
- Magiê: 9 mg
- Phốt pho: 8 mg
- Kali: 148 mg
- Vitamin C: 33,3 mg
- Folate: 10 µg
Duy trì hydrat hóa
Hàm lượng nước dồi dào là điểm nổi bật của quả bưởi. Đồng thời, chất điện giải điển hình như kali cũng rất tốt cho quá trình hydrat hóa của cơ thể. Cho bé ăn bưởi hợp lý giúp giảm nguy cơ mất nước, thúc đẩy các cơ quan bên trong hoạt động ổn định.
Cải thiện tiêu hóa
Đa số các loại trái cây mọng nước và giàu chất xơ đều có hiệu quả tốt đối với hệ tiêu hóa. Các hợp chất hoạt tính sinh học như phenol và flavonoid thúc đẩy lợi khuẩn trong đường ruột. Cho trẻ ăn bưởi giúp bé ăn ngon, chống táo bón và hấp thu tốt.
Tăng cường chức năng miễn dịch
Thành phần vitamin A và C đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch toàn diện. Bên cạnh đó, hợp chất flavonoid trong quả bưởi cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Hàm lượng pectin trong bưởi đóng vai trò như một dạng chất xơ hòa tan, thêm vào đó còn có các hợp chất như hesperidin và naringin cũng góp phần ổn định huyết áp, giảm mỡ và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ
Các hợp chất khác trong bưởi như lycopene và limonoid có công dụng bảo vệ và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy, thêm bưởi hợp lý vào khẩu phần ăn dặm của bé cũng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tổng thể.
Một số điểm mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn bưởi
Mặc dù giàu dinh dưỡng và khá “lành tính” nhưng một số trường hợp đặc thù, mẹ cần thận trọng và nên hỏi bác sĩ trước khi muốn cho bé ăn bưởi. Chẳng hạn như vấn đề tương tác với thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc trị tim mạch và bệnh thần kinh hay tiêu hóa…).
Tiêu thụ quá nhiều bưởi cũng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng của bé. Hiện tượng xói mòn men răng cũng cần đề phòng vì răng nướu của bé rất nhạy cảm và còn yếu ớt. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng trái cây họ cam quýt, mẹ cũng nên thông báo với bác sĩ.
Khi mới bắt đầu giới thiệu bưởi vào bữa ăn, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 - 2 thìa cà phê bưởi xay nhuyễn. Khi bé không có biểu hiện bất thường và quen dần, bạn có thể tăng dần số lượng lên nhưng đừng lạm dụng.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có được phương pháp cho trẻ ăn bưởi hợp lý, giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hơn và bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất