Cha mẹ quên 4 điều này nên con hay bị ốm sau khi cai sữa
Tin liên quan
Nhiều ông bố bà mẹ đã trải qua kinh nghiệm rằng ngay sau khi con cai sữa, con dường như rất dễ ốm, bị sốt và cảm lạnh trong vài ngày, hoặc bắt đầu bị tiêu chảy không rõ lý do, đặc biệt là những bé cai sữa vào mùa thu đông.
Có cơ sở khoa học nào cho sự việc này không? Vì sao sau khi cai sữa trẻ sơ sinh dễ ốm, chúng ta có thực sự cần chọn thời điểm cai sữa?
3 lý do chính khiến trẻ dễ bị ốm sau khi cai sữa
1. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, mất đi sự bảo vệ của sữa mẹ
Hệ thống miễn dịch của bé dần được hình thành, từ sơ sinh đến 6 tháng, các hoạt chất mà bé thu được khi còn trong bụng mẹ có thể giúp bé có khả năng miễn dịch cơ thể tốt hơn.
Sau 6 tháng, bé hình thành hệ thống miễn dịch của riêng mình, hệ thống này dần dần củng cố từ khoảng 6 tuổi, và không phát triển đầy đủ cho đến khoảng 15 tuổi.
"Kháng thể" trong sữa mẹ là thuật ngữ chung cho các yếu tố miễn dịch như lactoferrin, tế bào lympho và globulin miễn dịch trong sữa mẹ. Người ta nói rằng yếu tố miễn dịch của các bà mẹ khác nhau là khác nhau, điều kỳ diệu là cơ thể mẹ có thể tiết ra các thành phần sữa mẹ khác nhau tùy theo mức độ tiếp xúc với mầm bệnh của trẻ để giúp trẻ chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, trẻ sau khi cai sữa sẽ mất đi lớp kháng thể bảo vệ “thiết kế riêng” của mẹ, và khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên.
2. Cách cho ăn của cha mẹ chưa hợp lý
Nếu trẻ không thích ứng với sữa công thức trước khi cai sữa, hoặc chưa hình thành thói quen ăn bổ sung tốt và đột ngột cai sữa, trẻ dễ giảm khẩu phần ăn, dẫn đến không đủ dinh dưỡng. Từ đó, sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm, bệnh tật là điều khó tránh khỏi.
Có một tình huống cực đoan khác là cha mẹ luôn lo lắng trẻ ăn không đủ no rồi ăn quá no sẽ khiến trẻ khó tiêu, dễ ốm.
3. Cai sữa cho trẻ quá đột ngột
Tức là mẹ cai sữa cho trẻ một cách đột ngột, không có quy trình để trẻ dần dần chấp nhận thì trẻ sẽ bất an, hồi hộp, lo lắng, dễ sinh bệnh tật.
Biết được những nguyên nhân trên, chúng ta có thể hiểu được tại sao sau khi cai sữa, bé rất dễ ốm. Thực ra từ những lý do trên, việc cai sữa cho bé không liên quan gì đến mùa, nhưng tại sao các mẹ lại khuyến cáo không nên cai sữa cho bé vào mùa thu đông?
Điều này có lẽ là do khí hậu khô hanh vào mùa thu và mùa đông, vi rút và vi khuẩn bám vào không khí và khói bụi lâu hơn, con người dễ bị nhiễm bệnh hơn. Vì vậy, bé cai sữa vào mùa này cũng dễ ốm hơn.
Muốn bé ít ốm vặt sau khi cai sữa, các mẹ nên chú ý 4 điểm này
Nếu trẻ bị dị ứng nặng thì chưa nên cai sữa vội
Nếu trẻ bị dị ứng nặng, đặc biệt là chưa xác định được tác nhân gây dị ứng thì không nên cai sữa cho trẻ, vì bạn không có cách nào đảm bảo rằng sữa bột hoặc thức ăn bổ sung sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng sẽ ít mắc các bệnh dị ứng như chàm và hen suyễn hơn những trẻ bú sữa công thức.
Đừng chọn cai sữa khi con bạn ốm hoặc khi gia đình bạn thay đổi
Khi bị ốm, khả năng miễn dịch cơ thể của bé vốn đã yếu, nếu mẹ cai sữa vào thời điểm này sẽ khiến bé càng mệt mỏi, khó chịu hơn.
Ngoài ra còn có môi trường mới, người chăm sóc mới,… Trong những trường hợp này, bé cần một khoảng thời gian thích nghi, không nên cai sữa trước khi thích nghi.
Sau khi cai sữa, chú ý bổ sung phong phú đa dạng các loại thức ăn
Sau khi trẻ cai sữa mẹ cần làm thêm về khẩu phần ăn cho trẻ, đa dạng phong phú, vị nhạt. Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa công thức hoặc sữa ngoài (trên 1 tuổi) để thay thế sữa mẹ.
Nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ và phát triển thói quen sống tốt
Đưa bé ra ngoài phơi nắng, sinh hoạt, rèn luyện dần thói quen tốt như rửa tay thường xuyên, súc miệng thường xuyên để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và chống lại sự xâm nhập của vi trùng.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất