Bé thở khò khè có bình thường không? Nguyên nhân và cách điều trị
Tin liên quan
Khò khè ở trẻ sơ sinh là gì?
Bé thở khò khè là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có đến 50% trẻ nhỏ có tình trạng này trong năm đầu đời. Bạn có thể nghe được âm thanh giống như huýt sáo hoặc “rừ rừ” khi bé thở.
Nguyên nhân chủ yếu là do đường thở bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này lại do nhiều tác nhân khác nhau, điển hình như các cơ bên trong đường thở bị co thắt, niêm mạc sưng viêm, dịch tiết quá nhiều hoặc bé hít phải dị vật…
Một số trường hợp trẻ có thể mắc bệnh như hen suyễn, nhiễm virus, thậm chí là khối u ở đường hô hấp trên. Nghiên cứu còn cho thấy, có khoảng 30% trẻ dưới 3 tuổi bị khò khè do nhiễm trùng đường hô hấp.
Trẻ bị khò khè khi ngủ có bình thường không? Nguyên nhân bé thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đáng lo lắng. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng khiến bé khó chịu và nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm.
Vì vậy, xác định nguyên nhân trẻ bị khò khè rất quan trọng. Các nhân tố chủ yếu là tắc nghẽn đường thở hoặc một số bệnh lý nào đó nếu trẻ kèm theo triệu chứng khác như sốt cao, khóc quấy, từ chối sữa…
Trẻ bị viêm tiểu phế quản
Thông thường, trẻ dưới 2 tuổi bị thở khò khè có nhiều nguy cơ là do viêm tiểu phế quản - một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Bé có biểu hiện như sốt, sổ mũi, ho và khó thở. Một số bệnh như viêm phổi, viêm thanh quản cũng gây khò khè khi thở.
Trẻ bị hen suyễn
Chứng viêm này làm đường hô hấp bị hẹp và cường độ hoạt động quá mức, dẫn đến chất nhầy tiết ra nhiều hơn làm bé khó khăn khi thở. Thông thường, nguyên nhân hen suyễn xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ bị sốc phản vệ
Phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng này cũng là nguyên nhân khiến bé thở khò khè và dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn. Phấn hoa, bụi, côn trùng cắn hoặc thực phẩm, thuốc… đều có thể gây sốc phản vệ cho trẻ.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ nhỏ vẫn có thể mắc phải tình trạng axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, thậm chí có trường hợp còn chảy vào khí quản. Trường hợp này mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị khò khè ở trẻ sơ sinh
Đầu tiên, bạn cần xác định nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè để có hướng điều trị an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những mẹo khắc phục tại nhà để giúp bé giảm bớt khó chịu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương ấm
Không khí trong phòng của bé nếu quá khô cũng làm cơn ho và khò khè nặng hơn. Mẹ có thể lắp thêm máy phun sương ấm để tăng độ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, phòng ngủ còn phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, vật dụng thoải mái cho trẻ.
Cho bé uống đủ nước
Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể bổ sung nước ấm, nước trái cây tự chế biến để giảm bớt khó chịu đường hô hấp cho bé. Uống đủ nước làm ấm cơ thể, làm dịu đường thở và loãng đờm hơn.
Kết hợp thêm mật ong
Với trẻ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha nước mật ong ấm cho bé uống để giảm ho, làm loãng chất nhầy và tăng sức đề kháng. Chú ý mỗi ngày chỉ nên cho bé dùng từ ½ đến 1 thìa cà phê mật ong.
Dùng nước muối nhỏ mũi
Nước muối nhỏ mũi có thể làm ẩm chất nhầy trong mũi, làm thông đường thở, giảm khò khè cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá 4 lần/ngày nếu bé dưới 1 tuổi. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Mặc dù tình trạng khò khè có thể giảm khi trẻ lớn dần, nhưng nếu quan sát bé có thêm triệu chứng bất thường như khó thở hoặc ngừng thở tạm thời, ngất xỉu, mặt tím tái, khó bú sữa… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ biết cách phán đoán nguyên nhân khiến bé thở khò khè, đồng thời có biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất