Bé bú quá nhiều: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Tin liên quan
Thông thường, trẻ sơ sinh đều có thể tự điều chỉnh việc bú sữa và có những tín hiệu khi quá đói hay quá nó. Tuy tình trạng cho trẻ bú quá nhiều không thường xuyên xảy ra nhưng mẹ vẫn cần biết để kịp thời điều chỉnh.
Nguyên nhân khiến bé dễ rơi vào tình trạng bú quá nhiều sữa
Trẻ bú sữa công thức
Bé bú quá nhiều thường dễ xảy ra ở trường hợp trẻ không bú mẹ mà bú sữa công thức bằng bình. Các loại bình sữa dù tia sữa ở núm lớn hay nhỏ thì sữa trong bình vẫn chảy tự do. Vì vậy, bé có xu hướng uống sữa liên tục ngay cả khi đã no.
Bình sữa quá lớn
Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú bằng bình sữa lớn cũng thường tiêu thụ sữa dư thừa và có nguy cơ béo phì khi càng trưởng thành. Ngoài ra, việc mẹ thúc ép trẻ bú hết cả bình cũng dễ khiến trẻ bị no quá mức.
Bố mẹ ép trẻ bú
Không ít người nuôi con với tư tưởng rằng trẻ bú/ăn càng nhiều thì càng khỏe mạnh và phát triển vượt trội. Thật sai lầm vì bạn có thể vô tình ép trẻ dung nạp quá nhiều sữa hay thức ăn dặm, gây khó chịu cho cơ thể và những vấn đề về dinh dưỡng lẫn bệnh tật.
Dùng bình sữa thay cho núm vú giả
Em bé cáu kỉnh, khóc quấy không nhất thiết phải là tín hiệu đói. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thói quen đút ngay bình sữa cho bé bú như một cách dỗ dành và đề phòng con bị đói. Hành động này vô tình gây mất kiểm soát lượng sữa trẻ bú vào.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bú quá nhiều
- Trẻ có biểu hiện nôn hoặc khạc nhổ nhiều lần mặc dù lượng sữa nôn ra thường không nhiều.
- Bú sữa từ bình cũng khiến bé nuốt nhiều không khí hơn nên gây khó chịu ở dạ dày với triệu chứng đầy hơi, đau bụng, có thể kèm theo đi tiêu phân lỏng.
- Trẻ đòi bú nhiều hơn 1064ml sữa công thức hoặc sữa mẹ mỗi ngày cũng là dấu hiệu bất thường, cho thấy có thể là do bé bú quá nhiều theo quán tính.
Làm gì để hạn chế việc cho bé bú quá nhiều?
Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ
Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn nên cho bé bú mẹ trực tiếp để hạn chế việc tiêu thụ dư thừa lượng sữa công thức. Ngay cả khi trẻ ngậm vú mẹ rất lâu sau khi đã bú no thì cũng không sợ nguồn sữa tiếp tục chảy ra tự do như bú bình.
Cho bé bú bình theo nhịp độ được kiểm soát
Nếu phải kết hợp sữa công thức, bạn nên nhẫn nại cầm bình sữa khi cho trẻ bú để điều chỉnh lượng sữa chảy ra. Mô phỏng sao cho bé phải ngậm núm vú giả của bình sữa và nút như khi bú vú mẹ.
Tạo “thời gian biểu” cho bé bú sữa
Trẻ sơ sinh có thể đói bất cứ lúc nào nhưng mẹ vẫn có thể từ từ điều chỉnh lịch trình bú sữa của bé. Như vậy, bé sẽ có thói quen bú vào những thời điểm nhất định trong ngày, thuận lợi cho bạn kiểm soát lượng sữa mà bé tiêu thụ.
Quan sát tín hiệu đói của bé
Chú ý các tín hiệu cho thấy bé cần bú sữa như mút ngón tay, khóc quấy… Đặc biệt khi bạn đưa vú mẹ hoặc núm vú bình sữa vào thì trẻ sẽ ngậm ngay. Lúc này thích hợp cho bé bú sữa.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng cho bé bú quá nhiều, kiểm soát tốt những cữ sữa của trẻ để đảm bảo dinh dưỡng và không gây khó chịu.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất