10 quan niệm sai lầm khi cho con bú mà nhiều mẹ bỉm sữa vẫn tin là đúng
Tin liên quan
1. Nên cho bé bú 3 giờ một lần
Bạn nên cho con ăn theo nhu cầu. Trong những tuần đầu tiên bé chào đời, bạn nên cho bé bú bất cứ khi nào bé đòi bú, vào ban ngày hoặc ban đêm, và có thể từ 1 giờ đến 3 giờ một lần. Điều này là do trẻ sơ sinh thường xuyên đói, dạ dày của chúng còn nhỏ và sữa mẹ rất dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Khi bé lớn lên, bé sẽ có lịch sinh hoạt đều đặn và dễ đoán hơn.
2. Nuôi con bằng sữa mẹ rất dễ dàng vì đó là điều tự nhiên
Mặc dù cho con bú là một quá trình tự nhiên, nhưng đó cũng là một kỹ năng mà các mẹ cần phải học. Mẹ có thể bị đau ngực, cảm giác bực bội khi cho con bú hoặc trẻ phải tập bú hay bú yếu đi
Người mẹ cần biết các tư thế cho con bú khác nhau. Em bé phải học cách ngậm đúng khớp ngậm và nếu cần thì nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia cho con bú.
3. Phải đợi giữa các lần cho bú để bầu ngực đầy lên
Thực ra trẻ bú càng nhiều thì lượng sữa mẹ tiết ra càng nhiều. Cách tốt nhất để có nhiều sữa mẹ là cho con bú thường xuyên. Ngoài ra, việc làm trống bầu ngực trong mỗi lần cho con bú cũng sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra.
4. Phải uống sữa để tạo ra sữa
Để sản xuất sữa, bạn phải ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Mẹ có thể phải ăn nhiều hơn bình thường một chút: bổ sung từ 330 đến 400 calo mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn đa dạng và giàu protein, bao gồm các sản phẩm như thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa, rau và cá, và hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, cũng như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau.
5. Chỉ nên cho con bú tối đa 6 tháng
Thực ra mẹ có thể cho con bú lâu hơn nếu muốn. Theo các chuyên gia, sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và con, ngay cả khi trẻ được 2 tuổi và mẹ có thể quyết định khi nào nên cai sữa mẹ cho bé.
6. Hãy cai sữa nếu bạn mang thai lần nữa
Nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh, việc cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và con. Khi một người mẹ đang cho con bú lại mang thai, cô ấy có thể cho con bú sữa mẹ, đây gọi là nuôi con song song. Theo các nhà khoa học hiện nay, cho con bú khi mang thai ít ảnh hưởng đến mẹ và con cũng như thai nhi trong bụng.
7. Khi cho con bú, bạn không thể có thai
Khi một người phụ nữ cho con bú hoàn toàn, cô ấy sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên và khi cô ấy không rụng trứng, cô ấy không thể mang thai. Phương pháp này được gọi là phương pháp vô kinh cho con bú (LAM), và nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể có hiệu quả gần như một biện pháp tránh thai nội tiết tố.
Nhưng điều rất quan trọng cần lưu ý là phương pháp này sẽ không tránh thai nếu em bé được bú bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ hoặc nếu mẹ sử dụng máy hút sữa. Ngoài ra, nó chỉ có thể được sử dụng như biện pháp tránh thai trong 6 tháng đầu đời của em bé hoặc cho đến khi mẹ có kinh trở lại.
8. Khi người mẹ sợ hãi hoặc tức giận, cô ấy không thể cho con bú
Khi mẹ có những cảm xúc mạnh, chẳng hạn như căng thẳng hoặc sợ hãi, nó sẽ sản sinh ra các hormone như một phản xạ sinh tồn tự nhiên, bao gồm adrenaline, noradrenaline và cortisol, có thể ngăn chặn sản xuất sữa, nhưng chỉ trong chốc lát thôi. Ngay sau khi mẹ cho bé bú, sữa sẽ bắt đầu được sản xuất trở lại.
9. Nếu người mẹ bị bệnh, cô ấy không nên cho con bú
Nếu mẹ mắc bệnh nhẹ hay ốm sốt và bé đã bị lây bệnh thì bạn nên tiếp tục cho con bú để cung cấp thêm lớp bảo vệ thông qua sữa mẹ. Bạn có thể dùng thuốc dành cho phụ nữ đang cho con bú.
10. Phụ nữ ngực nhỏ không thể cho con bú
Hình dạng và kích thước của bầu ngực sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển của các chất béo tích tụ bên ngoài. Tuy nhiên, mô tuyến có nhiệm vụ sản xuất sữa nằm bên trong bầu ngực và phát triển độc lập. Vì vậy, kích thước và hình dạng của bầu ngực đều không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của mẹ.
Ngọc Huyền – Theo brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất