Bé biết đứng sớm không hẳn đã tốt, chuyên gia nói chỉ cần trẻ đứng được trong khoảng thời gian này là được

Anh Chi 2022-08-25 07:15
- Người mẹ nào cũng mong muốn con mình mau lớn, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Họ tập cho con đứng rất sớm. Tuy vậy, bé biết đứng sớm không hẳn đã tốt.

Ai cũng mong con mình khỏe mạnh, mau lớn. Tuy nhiên, bé cần phải trải qua những nấc thang tăng trưởng khác nhau chứ không thể "đốt cháy" giai đoạn. Vì vậy, trẻ biết đi sớm không hẳn đã tốt. Bé biết đi muộn không hẳn đã đáng lo.

Trên thực tế, có sự khác biệt về nhịp điệu phát triển thể chất của mỗi trẻ. Miễn là sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong giới hạn bình thường là được, cha mẹ không cần quá lo lắng. Và câu nói: "Càng sớm, càng tốt, không hẳn đã đúng trong thời điểm này.

Bé biết đứng sớm không hẳn đã tốt, chuyên gia nói bé chỉ cần biết đứng trong khoảng thời gian này là được

Mẹ chồng chị Vương mới từ quê lên thành phố chăm cháu. Cháu bé Lingling vừa tròn 7 tháng, bé vừa bụ bẫm, vừa đáng yêu, bà nội quấn quýt cháu vô cùng. Bà thậm chí còn nói với chị Vương rằng mau mau cho con gái tập đứng càng sớm, càng tốt để bé gái mau lớn nhanh, khỏe mạnh. Tuy vậy, chị Vương cho rằng việc cho trẻ tập đứng quá sớm lợi nhiều hơn hại.

Một hôm, chị Vương bị mệt nên về nhà sớm. Chị về nhà thì thấy bà nội đang cho cháu tập đứng. Thấy chị ngăn cản thì mẹ chồng mắng: "Đây là cháu ruột tôi. Tôi không thể hại cháu được. Các anh chị cậy có học, đòi trứng khôn hơn vịt." Lời nói của mẹ chồng khiến chị Vương rất bất lực. Cuối cùng, chị Vương đành nói khéo để mẹ chồng về quê còn chị tự thuê giúp việc đi để đi làm và nuôi con theo ý mình. 

Bé tập đứng ở độ tuổi nào tốt nhất? Câu trả lời chắc chắn là không phải càng sớm càng tốt

Ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển vận động thô của bé thường sẽ phát triển dần dần. Ví dụ như bé 1-2 tháng tuổi sẽ cứng cổ, 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò. Mẹ cần quan sát để biết khi nào bé sẵn sàng để học một kỹ năng mới chứ đừng ép con phải học kỹ năng mới theo các mốc thời gian. Vì mỗi bé có một nhịp độ phát triển khác nhau. 

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh tập đứng ở tháng thứ 9-10. Đây là một tiêu chuẩn phát triển tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, xét về sự chênh lệch về thể chất và nhịp sinh trưởng của các bé khác nhau, miễn là trong giới hạn bình thường thì bố mẹ cũng không cần quá quan tâm đến thời điểm bé tập đứng đâu.

Bé biết đứng sớm không hẳn đã tốt, chuyên gia nói bé chỉ cần biết đứng trong khoảng thời gian này là được

Khi bé tập đứng, bé cần có đủ 3 điều kiện về thể chất, đó là xương, cơ và não bộ đã phát triển đến một mức độ nhất định. Nếu cơ xương của bé chưa đủ khỏe để nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bé thì việc cho bé tập đứng quá sớm sẽ khiến cơ xương của bé phải chịu tải trọng lớn hơn.

Lâu dần việc tập đứng ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống, thắt lưng và xương chân của bé. Ngoài ra, việc cho trẻ đi học sớm cũng dễ dẫn đến việc chân bé phát triển không bình thường. Nếu não bộ của bé không phát triển đến mức giữ cho cơ thể và tay chân được phối hợp nhịp nhàng thì khi học đứng, bé sẽ không thể giữ được thăng bằng và dễ bị ngã, tai nạn.  

Khi bé tập đứng, mẹ nên làm gì?

1. Đảm bảo an toàn cho bé

Khi bé mới tập đứng, bố mẹ cần chuẩn bị những đồ vật có thể tựa vào như để bé đứng trên ghế sofa hoặc đầu giường để bé có điểm tựa. Sức ép lên cơ bắp, xương của bé sẽ giảm. Đồng thời, bố mẹ cũng cần đảm bảo không có vật sắc nhọn trong phạm vị hoạt động của bé.

Bé biết đứng sớm không hẳn đã tốt, chuyên gia nói bé chỉ cần biết đứng trong khoảng thời gian này là được

2. Kiểm soát thời gian học của bé

Khi hướng dẫn bé tập đứng, bố mẹ cần lưu ý sắp xếp thời gian, đừng ép trẻ học đứng trong thời gian quá dài.

3. Hãy kiên nhẫn

Trẻ không thể tập đứng trong một sớm, một chiều vì vậy mẹ hãy kiên nhẫn với bé. Khi bé cảm thấy mệt, khó chịu, không muốn đứng thì mẹ hãy dừng lại, đợi một khoảng thời gian rồi mới tiếp tục.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 bài tập giảm đau mỏi vai gáy ngay trên ghế làm việc