Bé 5 tuổi mập mạp vẫn ngất xỉu ở trường học, bác sĩ hé lộ sự thật đau lòng

Khánh Chi 2022-11-13 11:30
- Nhiều người nghĩ bé mập mạp thường sẽ khỏe mạnh nhưng sự thật không phải là như vậy.

Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm hiểu lầm rằng khi trẻ béo đồng nghĩa với việc bé được cung cấp dinh dưỡng tốt, hấp thu tốt. Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thích con ăn đồ dầu mỡ để con nhanh chóng tăng cân. 

Bé 5 tuổi mập mạp vẫn ngất xỉu ở trường học

Liangliang, 5 tuổi, là cậu bé mập mạp, được gia đình hết mực yêu thương. Người thân nhìn thấy bé cũng phải thốt lên rằng em bé quá đáng yêu. Bố mẹ Liang Liang cũng rất an tâm vì nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ khỏe mạnh và họ không phải lo lắng quá nhiều.

Một ngày nọ, cha của Liangliang bất ngờ nhận được cuộc gọi từ giáo viên mẫu giáo tại nơi làm việc nói rằng Liangliang bị ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện. Cha của Liangliang vội vàng đến bệnh viện, bác sĩ cho biết Liangliang ngất xỉu vì thiếu máu và khả năng miễn dịch thấp. Bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm máu định kỳ cho đứa trẻ và phát hiện ra rằng huyết sắc tố của đứa trẻ chỉ là 80g/L. Và đứa trẻ đã bị thiếu máu ở mức độ vừa phải.

Bé 5 tuổi mập mạp vẫn ngất xỉu ở trường học, bác sĩ hé lộ sự thật đau lòng

Bố cho rằng bác sĩ nhầm lẫn, làm sao mà con bị thiếu máu được. Vì bình thường, cậu bé rất mũm mĩm. Bác sĩ cho biết các loại thực phẩm như đồ ngọt, đồ chiên rán thường khiến trẻ tăng cân nhưng không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Trẻ béo phì rất dễ bị thiếu máu ở một mức độ nhất định. 

Bé 5 tuổi mập mạp vẫn ngất xỉu ở trường học, bác sĩ hé lộ sự thật đau lòng

Theo điều tra thì tỷ lệ thừa cân của trẻ em mẫu giáo hiện nay ở nước tôi là 3,2%, tỷ lệ béo phì là 4,3%. Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em trong độ tuổi đi học là 12,2% và tỷ lệ béo phì là 7,3 %. Các chuyên gia chỉ ra rằng bệnh béo phì ở trẻ em có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe khi trưởng thành nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời vào quá trình phát triển cân nặng khi còn nhỏ.

Béo phì ở trẻ em vô cùng tai hại, thể hiện chủ yếu ở những khía cạnh này

Trẻ em béo phì thường có khả năng miễn dịch kém. Trẻ béo phì sẽ thay đổi cấu trúc phân tử của immunoglobulin do lượng đường trong máu quá cao, làm biến tính protein, do đó làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, trẻ béo phì cần được đi khám bệnh thường xuyên hơn.

- Trẻ béo phì thường là đối tượng bị trêu đùa. Bé sẽ tự ti về bản thân giữa những đứa trẻ cùng tuổi.

Bé 5 tuổi mập mạp vẫn ngất xỉu ở trường học, bác sĩ hé lộ sự thật đau lòng

- Trẻ em béo phì, khi lớn lên rất dễ mắc bệnh tiểu đường.Theo thống kê, bệnh béo phì và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở dân số bình thường là 0,7%, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người béo phì nhẹ là 2% và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người béo phì nặng là 10%.

- Trẻ bị béo phì từ khi còn nhỏ khi lớn lên rất dễ bị béo phì. Trẻ dễ bị kiểm soát đường huyết kém và mắc bệnh tiểu đường. Béo phì là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiểu đường, mức độ béo phì tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. Trẻ béo phì ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ khó thở, tim đập nhanh, thể lực kém khi ít vận động.

Do đó, dung tích phổi của trẻ béo phì thấp hơn nhiều so với trẻ có cân nặng bình thường. Trẻ béo phì thường tích tụ nhiều mỡ trên thành ngực, dễ dẫn đến chèn ép lồng ngực, lâu ngày gây rối loạn chức năng thông khí. Biểu hiện là dung tích phổi giảm sút, sức đề kháng của đường hô hấp cũng sẽ giảm đi dễ mắc các bệnh về hệ hô hấp, khi trẻ béo phì sẽ tăng gánh nặng cho tim, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ hô hấp của trẻ.

Vì béo phì dễ dẫn đến tăng nồng độ khí cacbonic trong máu của trẻ, tức là trẻ béo phì rất dễ bị thiếu oxy não, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, dẫn đến điểm số của trẻ cũng kém hơn so với những trẻ khác.

Khánh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Goo Hye Sun trở lại làm phim, Cung Tuấn trở thành chủ đề gây sốt tại châu Á