Bà nội tặng cháu chiếc vòng bạc gia truyền nhưng khi đeo vào cháu bé sốt liên hồi, bác sĩ mắng : ‘Bố mẹ thiếu hiểu biết quá!’

Bích Anh 2022-05-13 09:55
- Việc đeo trang sức bằng bạc không phải lúc nào cũng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đứa con chào đời là niềm vui của bất cứ gia đình nào. Mọi người đều mong muốn sẽ dành những điều tốt đẹp nhất cho con để con được lớn lên khỏe mạnh.

Nhiều người già trong gia đình sẽ trao lại báu vật của gia đình cho con cháu như một cách trao phước lành để bé lớn lên khỏe mạnh.

Vợ chồng Tiểu Lý, Bắc Kinh, Trung Quốc cưới nhau 6 năm mới có con. Vì vậy, ngày bé con chào đời, cả gia đình đều hân hoan, vui mừng. Bà nội đã ngay lập tức lấy ra bộ sưu tập vòng tay của riêng mình để cho cháu gái. Tuy nhiên, vì cháu gái còn quá nhỏ nên chưa thể đeo chiếc vòng nào của bà. Bà nội đã quyết định giữ lại để chờ cháu lớn lên.

Bà nội tặng cháu chiếc vòng bạc gia truyền nhưng khi đeo vào cháu bé sốt liên hồi, bác sĩ mắng : ‘Bố mẹ thiếu hiểu biết quá!’

Cuối cùng, khi cô bé được hơn một tuổi, bà nội đã mang chiếc vòng gia truyền nhỏ nhất để đeo vào tay cô bé. Quan niệm của người xưa cho rằng đứa trẻ khỏe mạnh thì đeo vòng bạc sẽ ngày càng sáng. Đứa trẻ có sức khỏe yếu thì vòng bạc sẽ ngày càng tối.

Nhưng được một thời gian, bé gái đột ngột sốt cao, cha mẹ vội vàng đưa bé đi bệnh viện. Sau một loạt bài kiểm tra, có thể thấy rằng cô bé bị ngộ độc kim loại nặng

Nếu là vòng tay được làm theo công nghệ hiện tại thì không có vấn đề gì lớn, mấu chốt là chiếc vòng này được truyền lại từ tổ tiên. Tay nghề sản xuất lúc bấy giờ không thể đảm bảo hàm lượng bạc trong đó và có thể chứa tạp chất kim loại khác. Trẻ em thích liếm chiếc vòng này vì tò mò. Lâu ngày, cơ thể, bé sẽ bị nhiễm độc kim loại nặng từ chiếc vòng.

Bà nội tặng cháu chiếc vòng bạc gia truyền nhưng khi đeo vào cháu bé sốt liên hồi, bác sĩ mắng : ‘Bố mẹ thiếu hiểu biết quá!’

Trên thực tế, đối với nhiều trẻ em, việc đeo đồ trang sức là điều không cần thiết. Những món đồ trang sức này có thể gây dị ứng đối với làn da mỏng manh của trẻ và một số món đồ trang sức có thể khiến làn da của bé bị trầy xước.

Trẻ em còn nhỏ, thiếu kiến thức an toàn nên dễ bị tổn thương. Làm cha mẹ, chúng ta cần luôn quan tâm đến sự an toàn của con cái và cần biết cách bảo vệ con mình.

1. Loại bỏ các vật dụng nguy hiểm khỏi nhà của bạn

Trước khi trẻ chưa biết vận động, những vật dụng trong nhà có thể không gây hại cho trẻ. Nhưng sau khi trẻ tập bò, tập đi, các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến các vật dụng trong nhà. Hãy loại bỏ hoặc cất cao những vật dụng nhỏ như cúc áo, pin để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Vì những thế này rất nguy hiểm. Những em bé dễ nuốt vào bụng.

Với những chiếc tủ có ngăn kéo, bạn nên khóa an toàn để tránh việc trẻ thò tay vào khi đẩy, kéo. Tất cả những nơi có phích cắm trong nhà cần được bảo vệ bằng nắp ổ cắm. Trẻ em thích thò tay vào các lỗ ổ cắm này.

Bà nội tặng cháu chiếc vòng bạc gia truyền nhưng khi đeo vào cháu bé sốt liên hồi, bác sĩ mắng : ‘Bố mẹ thiếu hiểu biết quá!’

2. Phổ biến kiến ​​thức an toàn cho trẻ em

Khi chăm sóc trẻ luôn có những tình huống không thể xử lý được, các bé nên tự trang bị một số kiến ​​thức an toàn. Khi trẻ em có thể hiểu những gì cha mẹ nói, mẹ nên bắt đầu giảng giải cho bé hiểu.

Mẹ hãy nói cho bé hiểu rằng đâu là những nơi không an toàn và không nên tùy tiện chạm vào. Mẹ cũng cần dạy bé chớ nên bỏ bất cứ thứ gì vào miệng mà không có sự cho phép của mẹ.

Khi trẻ ra ngoài, bạn cần dạy con ghi nhớ những thông tin cơ bản như số điện thoại, địa chỉ nhà mình. Nếu chẳng may bị lạc, bé có thể nhờ cảnh sat và nhân viên cứu hộ giúp đỡ. Ngoài ra, mẹ cũng cần căn dặn con không nên tùy tiện nhận đồ của người lạ, hay đi theo người lạ.

Bích Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những Hoa hậu từng khiến netizen 'dậy sóng' vì nhan sắc 'xấu phát hờn'