6 thói quen thường gặp tưởng chừng vô hại của trẻ nhưng lại khiến con trở thành 'chú lùn'

2022-05-21 17:54
- Cha mẹ nào cũng mong con cao lớn, khỏe mạnh. Nhưng ít ai để ý những thói quen thường gặp này của trẻ sẽ kìm hãm sự phát triển chiều cao của chúng.

Trong các yếu tố quyết định đến chiều cao, gen di truyền chỉ chiếm 23%, còn lại là các yếu tố khác quyết định như giấc ngủ, dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, môi trường sống... Nhiều bậc phụ huynh muốn cải thiện chiều cao của con thường cho trẻ uống canxi, sữa,... Tuy nhiên vẫn không mấy hiệu quả. 

Vậy rất có thể trẻ mắc những thói quen xấu này khiến cho chiều cao của chúng bị ảnh hưởng. 

1. Trẻ thức quá khuya 

90% quá trình phát triển của xương đều diễn ra trong lúc ngủ. Vì vậy giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Đặc biệt là vào lúc 10h-12h đêm. 

Tuy nhiên nhiều gia đình thường cho trẻ ngủ rất muộn. Thậm chí sau 22h, con vẫn mải chơi và cha mẹ không hề nhắc nhở chúng phải đi ngủ. Việc thức khuya sẽ làm hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, dẫn đến bé phát triển chiều cao chậm. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày. 

Nhu cầu ngủ theo từng độ tuổi của trẻ: 

Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày. 

Trẻ từ 4-11 tháng: 12-15 giờ mỗi ngày. 

Trẻ từ 1-2 tuổi: 11-14 giờ mỗi ngày. 

Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ mỗi ngày. 

Trẻ tiểu học (6-13) : 9-11 giờ mỗi ngày. 

(Ảnh minh họa) 

2. Trẻ lười ăn 

Dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao. Vì vậy, trẻ lười ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc không ăn đủ chất sẽ tác động rất lớn đến chiều cao của chúng. Cha mẹ nên chú trọng đến bữa ăn của trẻ. Nên đa dạng món để con hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết từ các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật để giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả. 

Một lưu ý cho phụ huynh khi bổ sung dinh dưỡng cho con đó là: Trẻ biếng ăn, cha mẹ thường cho con uống sữa vì nghĩ rằng đủ chất, vừa nhanh, vừa tiện lợi. Tuy nhiên khi cơ thể uống sữa quá nhiều sẽ khiến thiếu hụt các dưỡng chất dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng trưởng. 

3. Trẻ ăn quá nhiều đường 

Trẻ con thường thích ăn ngọt. Tuy nhiên đồ ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao. Vì thế, hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm ngọt. 

Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem đặc biệt là nước ngọt có ga ảnh hưởng rất xấu đến cân nặng và răng trẻ. Thay vì cho con ăn ngọt, các phụ huynh nên chú trọng cho con ăn nhiều hoa quả, rau xanh và nước trái cây tươi. 

(Ảnh minh họa) 

4. Ngủ vắt chéo chân 

Rất nhiều bé thích ngủ vắt chéo chân. Điều này không chỉ khiến máu ở chân không lưu thông bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến xương chân bị cong hoặc các cơ bên ngoài bị chệch ra ngoài, dẫn đến giảm chiều cao tổng thể. 

5. Nằm sấp khi ngủ 

Nằm sấp khi ngủ sẽ khiến bé ngủ không được ngon giấc. Bởi trẻ dễ bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiết hormone tăng trưởng. 

Ngoài ra ngủ nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng của bé. 

6. Trẻ ngồi học sai tư thế 

Cổ và đầu trên cơ thể cần được giữ ngay ngắn, lưng phải thẳng khi ngồi học. Tuy nhiên các con thường ngồi bò ra bàn, mặt cúi sát sách vở, cong người... Thói quen này vừa ảnh hưởng đến chiều cao, đồng thời gây ra các bệnh về cột sống và mắt. 

(Ảnh minh họa) 

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, cha mẹ phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Ngoài ra cần loại bỏ những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương trẻ.   

Theo Phụ nữ Việt Nam

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trẻ sinh giờ này, phúc lộc vô biên, bé trai thông minh, tài giỏi, bé ngoan ngoãn, hiếu thảo