2 hành động này dễ dàng khơi gợi tính ghen tỵ ở con, phụ huynh nên chú ý
Tin liên quan
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tính ghen tị đã xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi.
Ví dụ, khi người mẹ cho những đứa trẻ khác ăn, đứa con sẽ ngay lập tức bồn chồn, quấy khóc và tức giận. Một ví dụ khác, khi người mẹ ôm những đứa trẻ khác, những đứa trẻ vốn chơi ngoan nhìn vào sẽ khóc và muốn được ôm.
Nhìn chung, mọi đứa trẻ đều sẽ có sự ghen tị, đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ và cũng là sự thể hiện trực quan, chân thực cảm xúc của trẻ.
Trên thực tế, ghen tị không phải là một thuật ngữ xúc phạm. Ghen tỵ vừa phải có thể khiến con người nhìn thấy rõ khuyết điểm của bản thân, từ đó kích thích tinh thần tích cực và dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên , ghen tỵ quá mức sẽ không chỉ làm tổn thương bản thân mà còn làm tổn thương người khác.
Dưới đây là những hành động của cha mẹ dễ khiến trẻ cảm thấy ghen tỵ, cha mẹ nên tránh.
Luôn so sánh con của người khác với con của mình
Trong suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, con của người khác luôn ngoan hơn con mình và thường xuyên so sánh hai đứa với nhau. Và quá trình so sánh này là một kiểu đánh đòn và phủ nhận đối với trẻ em. Những đứa trẻ thường xuyên bị so sánh sẽ phát triển tính ghen tị ngày càng mạnh mẽ.
Cha mẹ thiên vị một người con hơn
Điều này thường xảy ra nhất ở những gia đình đông con. Đặc biệt khi cha mẹ không thể giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa con cái một cách công bằng sẽ khiến trẻ có những cảm xúc như “Bố mẹ thiên vị”, “Bố mẹ không thương con nữa”, “Bố mẹ thương em út hay chị nhiều hơn". Điều này khơi dậy lòng ghen tị của đứa trẻ.
Daniel Wegener, giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, trong nghiên cứu của mình nhận thấy rằng khi trẻ ghen tỵ, nếu không được giải quyết đúng cách, chúng sẽ phát triển thành lòng tự trọng thấp, lo lắng và thậm chí có hành vi hung hăng.
Để cân bằng mối quan hệ gia đình cũng như giải quyết chuyện trẻ ghen tỵ, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau.
Đối xử công bằng: Cha mẹ cần đối xử công bằng với mỗi đứa trẻ và dành cho chúng sự quan tâm, chăm sóc như nhau.
Khen ngợi cá nhân: Chú ý đến điểm mạnh và chuyên môn của từng đứa trẻ, cho phép chúng nhận ra giá trị của riêng mình, thay vì đánh giá tốt hay xấu chỉ dựa trên một mục.
Giao tiếp cởi mở: Tạo không khí giao tiếp cởi mở trong gia đình để con cái có thể bày tỏ tình cảm, kể cả ý kiến, yêu cầu của mình với cha mẹ.
Moon/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất