Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: “Nhầm lẫn không chết người nhưng làm tan nát hạnh phúc gia đình, tổn thương tinh thần hai đứa trẻ"
Tin liên quan
Trao đổi với PV Em Đẹp, Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trước tiên cần khẳng định vụ việc này xảy ra là điều không ai mong muốn. Cả hai gia đình đều nuôi nấng, chăm sóc hai cháu trong suốt 6 năm qua, giờ bỗng chốc rùm beng lên việc nhận nhầm con khiến cả đôi bên đều sốc”.
Tuy trao nhầm con không gây chết người nhưng hậu quả để lại cho cả hai bên gia đình là vô cùng lớn.
Trong trường hợp mắc lỗi vô ý, tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật.
“Bệnh viện phải bồi thường theo quy định pháp luật. Sau đó, bệnh viện có quyền yêu cầu cá nhân người có lỗi (y tá, hộ sinh, bác sĩ…) trao nhầm đứa trẻ phải bồi thường lại cho bệnh viện. Một sơ suất nhỏ tuy không gây ra chết người nhưng làm hạnh phúc gia đình tan nát, hậu quả để lại cho cả hai bên và những đứa trẻ là vô cùng lớn. Cần phải xử lý nữ hộ sinh theo quy định của pháp luật dù việc đã xảy ra rồi!”, Luật sư Ngọc Nữ nói.
Về phía gia đình bị trao nhầm con, họ có thể khiếu nại nơi sinh của bé để xác định nguyên nhân nào và đồng thời giám định ADN của cả hai bé, khiếu nại quyền xác định lại cha mẹ.
Đứa trẻ dù được trả về đúng gia đình nhưng vẫn phải chịu sự xáo trộn, tổn thương tinh thần.
Tuy nhiên, theo quan điểm của luật sư Ngọc Nữ, để tránh tổn thương tâm lý cho các bé thì hai bên gia đình nên ngồi lại với nhau để nói chuyện, bàn bạc đưa ra hướng giải quyết, tránh tình trạng ảnh hưởng nặng nề tinh thần cho các đứa trẻ về sau này.
Nếu khéo xử lý thì các bé sẽ có thêm bố, thêm mẹ, thêm một gia đình yêu thương. Còn nếu căng thẳng, mâu thuẫn, kiện tụng kéo dài thì có thể gây xáo trộn, tổn thương tinh thần cho các bé.
“Nhận thức các trẻ còn hạn chế nên cố gắng tạo điều kiện cho các bé vẫn thương yêu cha mẹ cả hai bên. Vì đây là lỗi của cá nhân gây ra, trong khi các bé còn non nớt, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Dù được trao về đúng gia đình của mình nhưng cuộc sống của bé vẫn sẽ bị xáo trộn, ảnh hưởng lớn.
Cha mẹ hai bên nên tạo cho các bé làm quen dần với cuộc sống mới bằng cách thường xuyên cho các bé qua lại. Mức độ tổn thương nhiều hay ít phụ thuộc vào cách ứng xử của người lớn. Đừng nên và tránh kiện tụng ra tòa vì sẻ ảnh hưởng cuộc sống các trẻ sau. Trao nhầm con là việc không ai mong muốn!”, Luật sư Ngọc Nữ nhấn mạnh.
Cách đây 6 năm, vào ngày 1/11/2012, vợ anh Sơn sinh con tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì. Khi được nữ hộ sinh trao con, vợ chồng anh Sơn nghi ngờ nhầm tã lót của con nên hỏi lại nữ hộ sinh.
Tuy nhiên, nữ hộ sinh này khẳng định không nhầm. Sau 6 năm nuôi dưỡng, cháu Phùng Thanh H. không giống bố và mẹ nên gia đình anh Sơn càng có cơ sở nghi ngờ. Gia đình anh Sơn đã đưa cháu H. đi xét nghiệm ADN tại Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và cho kết quá không cùng huyết thống với vợ chồng anh Sơn.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất