Thanh niên “ế bền vững” cầu cứu bác sĩ nam khoa, biết lý do oái oăm ai cũng cười rúc rích

Thu Hà 2019-04-03 08:06
- Tư vấn cho nhiều ca bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Bệnh viện Đại học Y từng gặp không ít chàng trai “ế” vì tự ti với cơ thể chính mình.

Ế với nỗi lo “cậu nhỏ ngắn tủn mủn”

Trong khi bạn bè đã kịp “vắt trên vai mấy mối tình” thì Quang, chàng sinh viên năm cuối vẫn cô đơn lẻ bóng. Đến tận khi tốt nghiệp, đi làm, chàng thanh niên vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”.

Theo đánh giá của mọi người, Quang có bề ngoài khá “bảnh”, khuôn mặt sáng sủa. Nếu được cái miệng khéo nữa thì anh được liệt vào tuýp thanh niên “tốn gái”.

Thế nhưng chẳng hiểu sao gặp bất cứ cô gái nào, chàng trai này cũng diễn bài “ngậm hạt thị”, chẳng nói được gì ra hồn. Chỉ được dăm ba câu chuyện là Quang đánh bài chuồn. Còn cô gái được giới thiệu thì lắc đầu ngán ngẩm: “Đẹp trai thế này mà vẫn ế!”.

Thanh niên “ế bền vững” cầu cứu bác sĩ nam khoa, biết lý do oái oăm ai cũng cười rúc rích

Thanh niên "ế" vì nỗi tự ti không đáng có do thiếu hiểu biết kiến thức giới tính. Ảnh minh họa.

Quang lấy hết lý do này đến lý do khác để trốn tránh các cuộc gặp mặt giới thiệu bạn gái. Sốt ruột không chịu nổi, gia đình thúc Quang đi khám tâm sinh lý xem có “vấn đề” gì không?

Khi đến gặp bác sĩ Liên, sau một hồi hỏi han, Quang mới chịu nói thật. Hóa ra bao lâu nay, Quang không dám yêu đương vì tự ti “súng ngắn”. Lâu dần, sự tự ti đã hình thành tâm tính ngại tiếp xúc, ngại nói chuyện với người khác giới.

Nhưng sự thực sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy không phải “cậu nhỏ” ngắn mà cái đầu của người bệnh mới thực sự “có vấn đề”.

Có thể do chàng trai này ám ảnh những hình ảnh trên mạng, luôn luẩn quẩn suy nghĩ làm sao để tăng kích cỡ rồi có một sự tự ti không hề nhẹ.

Nghiện sống ảo nhưng  “yếu” kiến thức giới tính

Hàng ngày tiếp xúc với các ca bệnh, sự cố phòng the, nam khoa, bác sĩ Nguyễn Đình Liên nhận thấy không ít bệnh nhân là người trẻ. Không hiếm thanh niên “ế” đến khám với lý do oái oăm như trường hợp của Quang.

Có người "ế" vì tự ti hôi nách, có cô gái rất xinh nhưng ế vì luôn tự ti có vòng 1 "ti vi màn hình phẳng". Nỗi niềm tự ti đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. 

Thanh niên “ế bền vững” cầu cứu bác sĩ nam khoa, biết lý do oái oăm ai cũng cười rúc rích

Nghiện "sống ảo" nhưng yếu kiến thức giới tính đã khiến người trẻ từ chối cơ hội tìm kiếm hạnh phúc. Ảnh minh họa.

Điều đáng tiếc là tuổi “sung sức” nhất nhưng lại lười học kỹ năng, tìm hiểu kiến thức về giới tính một cách chính thống, kiến thức tâm sinh lý vẫn ở trong vùng bóng tối nên đã làm giới trẻ kỳ thị chính cơ thể mình, mất đi cơ hội cảm nhận, thăng hoa trong tình yêu.  

Chính vì họ không được giáo dục, tham gia lớp tiền hôn nhân, thiếu kỹ năng sống trong thời đại bùng nổ internet nên sinh ra hai thái cực, một là tự ti không dám yêu đương, hai là sống thoáng, lạm dụng tình dục đến mức ngất xỉu, “thân tàn” do mất sức.

“Đa phần các bạn trẻ đi khám thường xấu hổ nên hay nói dối. Để điều trị chính xác, các bác sĩ cần có phương pháp khai thác bệnh sử, trấn an người bệnh, giữ bí mật cho bệnh nhân để họ thực sự tin tưởng, chia sẻ và từ đó mới tìm ra căn nguyên của bệnh”, Bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết.

*Họ tên nhân vật được thay đổi.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tuân thủ quy tắc 3 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh suốt đời, tránh xa bệnh tật