Sự thật đằng sau hình ảnh mẹ ôm con được chia sẻ "rầm rầm" trên mạng xã hội, cẩn thận thông tin giả mạo mùa mưa lũ

2020-10-21 09:35
- Thông tin giả mạo đã được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội và sự thật về sự bức ảnh khiến nhiều người thật sự ngỡ ngàng.

Mặc dù nước lũ đang rút chậm, nhưng nhiều khu vực ở miền Trung đặc biệt là Quảng Bình, Hà Tĩnh vẫn chìm trong biển nước. Người dân miền Trung đã và đang phải trải qua những ngày sống giữa rất nhiều khó khăn. Không ít người thật sự kinh hoàng vì đã lâu lắm rồi mới chứng kiến một trận lụt với mực nước dâng cao như vậy.

Nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra giữa mùa lũ như trẻ em bị rơi xuống nước bị cuốn mất tích, vợ chồng cố gắng về nhà bị nước cuốn trôi hay các vụ sạt lở đất vùi lấp nhiều người.

Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một người mẹ ôm con lấm lem bùn đất với dòng trạng thái: "Một gia đình có 7 người ở thôn Húc, Hương Hóa, Quảng Trị không ai sống sót, khi máy gạt và đội cứu hộ tìm ra dưới lớp bùn đất người mẹ vẫn đang ôm con với tư thế che chở cho con, đó là bản năng của tình mẫu tử vô bờ bến, nếu có thể xin tạc một tượng đài nguyên mẫu để chạm đến lòng trắc ẩn và trái tim đồng loại (gia đình gồm 6 người và một phụ nữ đang mang thai là 7)".

Kèm theo dòng trạng thái là bức ảnh về một người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ như để minh chứng cho câu chuyện được chia sẻ. Tuy nhiên, đây là fake news (tin giả) không có thật đang được lan truyền trên mạng xã hôi với tốc độ chóng mặt. Không hiểu vì sao dòng status này đã nhận được rất nhiều comment và chia sẻ.

Sự thật đằng sau hình ảnh mẹ ôm con được chia sẻ rầm rầm trên mạng xã hội, cẩn thận thông tin giả mạo mùa mưa lũ

 

Trong đợt lũ lụt vừa qua cũng không có gia đình nào ở Húc, Hướng Hóa có 7 người chết như dòng trạng thái chia sẻ. 

Một số người hiểu biết đã kịp nhận ra nguồn gốc của bức ảnh được chia sẻ trên mạng ở Trung Quốc. Đây là bức ảnh chụp một tác phẩm điêu khắc được thực hiện sau vụ việc động đất kinh hoàng xảy ra ở Trung Quốc. Thời điểm tháng 8/2008, một trận động đất có cường độ 6,1 độ rích te đã xảy ra ở Lương Sơn, Tứ Xuyên khiến 41 người chết, 589 người bị thương, 10.000 ngôi nhà bị sập và hơn 190.000 ngôi nhà bị hư hại.

Trong lúc tìm kiếm nạn nhân, các nhân viên cứu hộ tìm thấy thi thể 2 mẹ con bị chôn vùi dưới lớp đất, trong vòng tay người phụ nữ vẫn ôm chầm đứa con nhỏ, tay cầm đũa chưa kịp buông khi thảm họa xảy ra.

Cho nên rõ ràng là hình ảnh được chia sẻ và dòng trạng thái không đúng sự thật và chẳng có gì liên quan đến đợt mưa lũ vừa qua ở miền Trung Việt Nam.

Cẩn thận Facebook giả mạo huy động ủng hộ miền Trung

Vấn đề giả mạo trên Facebook mùa bão lũ không phải là hiếm, cách đây mấy ngày, cư dân mạng đã choáng khi biết có người giả mạo Facebook ca sĩ Thủy Tiên để huy động tiền cứu trợ. Bài viết giả mạo này được tạo từ ngày 16/10 và chạy quảng cáo để tăng lượng người tiếp cận. Người đăng bài giả mạo có cung cấp một tài khoản ngân hàng để mọi người chuyển khoản tiền từ thiện.

Sự thật đằng sau hình ảnh mẹ ôm con được chia sẻ rầm rầm trên mạng xã hội, cẩn thận thông tin giả mạo mùa mưa lũ

Dòng trạng thái Thủy Tiên yêu cầu người giả mạo gỡ dòng chia sẻ.

Khi biết được sự việc bị giả mạo, ca sĩ Thủy Tiên đã viết: "Nếu hết hôm nay bạn không gỡ post, mình sẽ ra ngân hàng truy tìm CMND của bạn để gửi công an. Lừa đảo là tội hình sự có thể ở tù hơi lâu đó. Bà con đang khổ bạn không giúp được thì thôi còn đi lừa người ta là nghiệp nặng lắm", ca sĩ Thủy Tiên viết trên Facebook cá nhân ngày 18/10".

Nhiều người đã lên án hành động vô lương tâm của đối tượng giả mạo Facebook ca sĩ Thủy Tiên, đồng thời kêu gọi cộng đồng mạng không nên chuyển khoản cho những người như vậyđể tránh bị lừa. Khi chuyển khoản ủng hộ cho đồng bào miền Trung cần sáng suốt, lựa chọn địa chỉ tin cậy hoặc vào trực tiếp trang Facebook có dấu tích xanh của ca sĩ Thủy Tiên. 

AM 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đúng là tấm chiếu mới