Những bài học đắt giá mà các mỹ nhân cổ trang đã mang đến cho bạn qua phim
Tin liên quan
Trong bộ phim Diên Hi Công Lược, vai diễn Phú Sát Hoàng hậu của nữ diễn viên Tần Lam rất được yêu thích vì tính cách dịu dàng, hiền hậu. Mặc dù là mẫu nghi thiên hạ, chủ tử lục cung nhưng Phú Sát Hoàng hậu thường xuyên bị Cao Quý phi lấn át. Không lấy đó làm bực dọc, Hoàng hậu vẫn hết sức nhẫn nhịn.
Lý giải cho hành động của mình, Hoàng hậu dẫn ra lời dạy của cổ nhân: 'Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao'. Chính vì sự bao dung, nhẫn nhịn của Hoàng hậu mà hậu cung cũng bớt ồn ào hơn.
Hoàng hậu dạy chúng ta phải biết nhẫn nhịn.
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc ta bị kẻ khác lấn lướt, nếu ta nổi giận phản kháng tức là đã tự nhận phần thua về mình rồi. Người ta bảo 'tránh voi chẳng xấu mặt nào', cái gì nhịn được thì nên nhịn, đấu đá thì chính bản thân mình cũng chịu tổn thương.
Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu
Trong bộ phim Như Ý Truyện , nhân vật Như Ý (Nhàn phi) có chỉ số EQ vô cùng cao, bà có cách đối nhân xử thế rất mực khéo léo. Nàng xuất thân trong gia tộc danh môn, hiển hách, có cô mẫu là Ô Lạt Na Lạp Hoàng hậu, nhưng không may Hoàng hậu phạm lỗi bị vua Ung Chính trách phạt khiến Như Ý cũng phải chịu liên lụy.
Trong cung, nàng không có thế lực khủng chống đỡ như các phi tần khác. Nhưng cái khôn khéo của nàng là có thể khiến Thái hậu từ ghét chuyển sang yêu quý, từ chỗ muốn giết nàng lại hết mực bảo vệ nàng. Sùng Khánh Thái hậu rõ ràng đã bức chết cô mẫu của Như Ý, cũng không ít lần gây khó dễ cho nàng, nhưng nàng vẫn chiếm được thiện cảm của bà mẹ chồng lắm mưu mô này.
Như Ý thông minh và đầy bản lĩnh.
Người ta bảo 'Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu'. Trong cuộc sống, vì lợi ích của bản thân, đôi khi chúng ta cũng phải cầu hòa với kẻ địch. Đó không phải là sự yếu đuối, nhu nhược mà là sự khôn khéo, mềm dẻo để thích nghi trong mọi hoàn cảnh.
Bạn không cần phải hoàn hảo, chỉ cần khiến người khác yêu bạn
Trong Diên Hi Công Lược , Lệnh phi Ngụy Anh Lạc không hề xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, không được đào tạo cầm kỳ thi họa như các phi tần khác. Thuần phi giỏi hội họa, Cao Quý phi có sở trường hát hí nhưng không ai giành được sự sủng ái của vua như Lệnh phi. Tuy không có tài năng xuất chúng nhưng Lệnh phi lại rất ham học hỏi, thư pháp, hội họa, đánh cờ, chơi đàn, thêu thùa, mỗi thứ nàng biết một tí. Nàng nói rằng không muốn trở thành chuyên gia, chỉ muốn làm 'tạp gia'.
Cái tài của Lệnh phi là có thể khiến vua say mình như điếu đổ.
Lệnh phi đã dạy chúng ta rằng, bạn không cần phải trở thành người xuất sắc nhất, bạn chỉ cần khiến người khác yêu bạn thôi. Rõ ràng Lệnh phi chiếm được tình cảm của vua nên nàng rất được vua sủng ái, muốn gì được nấy, bức tranh bọ ngựa nghịch lan của nàng dung tục là vậy nhưng vua vẫn coi như báu vật. Việc bạn phấn đấu trở thành người xuất sắc không đảm bảo người khác sẽ yêu bạn, nhưng khi đã giành được trái tim họ rồi thì họ sẽ chấp nhận con người thật của bạn, dù có thể bạn đầy rẫy những khuyết điểm.
Là phụ nữ phải biết yêu bản thân mình trước tiên
Trong Diên Hi Công Lược , nhân vật Kế Hoàng hậu đã dành cả nửa đời người để yêu vua Càn Long, hy sinh rất nhiều nhưng lại nhận về cái kết đắng. Cuối cùng chỉ biết tự trách mình: 'Người yêu ngài thì ngài không quan tâm, người không yêu ngài thì ngài coi như trân bảo. Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, người là đồ ngu. Không, thiếp mới là đồ ngu, thiếp là kẻ ngu ngốc nhất trần đời'.
Kế Hoàng hậu yêu vua hơn cả bản thân mình và nhận cái kết đắng.
Kế Hoàng hậu đã cho chúng ta bài học rằng, trong tình yêu kẻ nào yêu nhiều hơn là kẻ thua cuộc. Yêu ai thì yêu vẫn phải yêu bản thân mình trước nhất. Đem hạnh phúc của mình đặt lên một người khác là một sự hy sinh đầy mạo hiểm. Tình yêu lúc nào cũng cần sự cố gắng từ cả hai. Yêu một người không yêu mình, cho đi vô điều kiện tức là đã tự nhận về mình phần thiệt thòi. Phụ nữ nếu không tự yêu mình thì còn đợi ai yêu mình?
Quân tử trả thù mười năm chưa muộn
Hận thù chưa bao giờ là điều tốt đẹp. Thế nhưng đôi khi chúng ta càng nhẫn nhịn thì kẻ địch càng lấn tới, dù không làm gì cũng bị chúng ngấm ngầm hại. Thế nên thời xưa người ta sống với quan điểm 'ân đền oán trả'. Có thù tất báo tuy nhiên để báo thù thì 10 năm cũng chưa muộn.
'Bận Hoàng hậu' đã cắt tim đèn cả hậu cung.
Trong cả Diên Hi Công Lược và Như Ý Truyện, nhân vật Kế Hoàng hậu và Lệnh phi là những người mang trên vai những mối thù chồng chất. Để trả thù họ phải nhẫn nhịn, đôi khi phải dùng khổ nhục kế, không cần biết mất bao nhiêu lâu, đường đi vòng vèo thế nào, họ chỉ cần đến cái đích mà mình muốn. Nhàn phi trong Như Ý Truyện đã bị vu oan giá họa, chịu sự oan khuất suốt 3 năm trong lãnh cung, để rồi một ngày nàng trở mình và hỏi tội từng kẻ năm xưa hại mình.
Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta bị kẻ xấu ngấm ngầm mưu hại. Tức giận là bản năng của mỗi người, có thể nhẫn nhịn mới là bản lĩnh. Không cần phải ăn miếng trả miếng, phải hết sức nhẫn nhịn chờ thời cơ, có như vậy chúng ta mới đạt được mục đích.
Theo Tiin.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất