Người dân tố hành vi lừa đảo hỗ trợ tiền của Hội thánh Đức Chúa Trời

2018-05-10 13:52
- Ngày 10.5, thông tin từ Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện có tín đồ của tổ chức mang tên Hội thánh Đức Chúa Trời (Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ). Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã phát hiện một vài vụ tuyên truyền về tổ chức này.

Theo Công an tỉnh Bạc Liêu, tính đến ngày 10.5, ngành chức năng mới phát hiện 3 vụ tuyên truyền về tổ chức này trên địa bàn. Ngay sau khi có thông tin hoạt động của tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời ở một số tỉnh, thành thuộc khu vực ĐBSCL, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh rà soát, kịp thời phát hiện hành vi liên quan đến tổ chức này để có biện pháp xử lý.  

Theo đó, chị H - chủ nhà trọ ở phường 3 (TP.Bạc Liêu) vừa trình báo cơ quan Công an có người xin vào nhà trọ để tuyên truyền về Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Còn anh Đ.H.A (ngụ phường 1, TP.Bạc Liêu) nhận được tin nhắn với nội dung: Hội Đức Chúa Trời hỗ trợ bạn lúc khó khăn 50 triệu đồng, chuyển vào tài khoản chiều 2.5. Anh A cho biết đây là tin nhắn lừa đảo, vì qua kiểm tra, số tiền này không có.  

 

Tin nhắn lừa đảo gửi tiền hỗ trợ anh A. (Ảnh: CTV).  

Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu (thuộc Sở Nội vụ) khẳng định, tổ chức này không có hiến chương, luật lệ, lễ nghi nên Chính phủ chưa coi đó là một tôn giáo. Bạc Liêu hiện có 6 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, gồm Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo, Cao đài, Tin lành… Người có đạo chiếm hơn 40% dân số, người có tín ngưỡng chiếm trên 90% dân số cả tỉnh. Ngoài ra, cái gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ thường nhắm đến phụ nữ, trong đó có học sinh, sinh viên để lôi kéo, dẫn dụ họ tham gia.  

Trước đó, ngày 27.4, Trường Đại học Bạc Liêu có thông báo về việc cảnh giác các đối tượng lợi dụng tôn giáo để truyền đạo trái phép. Nhà trường đề nghị các đơn vị thuộc trường thông báo đến toàn thể viên chức, sinh viên cảnh giác với các đối tượng tự xưng là thành viên của Hội thánh Đức Chúa Trời, kịp thời báo cáo với lãnh đạo khi thấy có những dấu hiệu khả nghi để phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời…Đến thời điểm này, nhà trường chưa phát hiện viên chức, sinh viên bị lôi kéo tham gia hội này.  

Về hoạt động “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ:” Mỗi người cần thức tỉnh

Mỗi con người đều có đức tin riêng, có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng đó. Đức tin ấy, giáo lý tôn giáo ấy tiếp thêm cho họ sức mạnh, niềm tin vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thách thức, đưa con người hướng thiện, làm những điều tốt đẹp, có ích cho gia đình và xã hội. Mỗi người cần tỉnh táo và cảnh giác với những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn về đạo đức xã hội, đảo lộn các giá trị dân tộc, tạo xung đột văn hóa của cái gọi là “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.

Thực tế các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ Phật giáo, Công giáo đến Tin lành đều răn dạy tín đồ, phật tử sống tốt đời, đẹp đạo, hiếu hòa, hiếu kính, vị tha, làm tốt nghĩa vụ với xã hội, với đồng bào, Tổ quốc. Chức sắc, nhà tu hành thường giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức thượng tôn pháp luật.

Đạo Phật có phương châm “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội” với tinh thần đồng hành cùng dân tộc. Đạo Công giáo có đường hướng “Kính Chúa, yêu nước,” “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào,” “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt,” không chỉ chu toàn trách nhiệm với gia đình riêng, người Công giáo phải hướng ra xã hội, phải có trách nhiệm với thân nhân, với quê hương, đất nước.

Anh Thơ (TH)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Công Vinh chỉ đích danh CEO: 'Tôi thách chị xác minh 325 tỷ'