Nam thanh niên thiêu rụi cả cây xăng vì mải nghe điện thoại

2016-12-01 20:16
- Khi vào bơm xăng, chàng thanh niên này vẫn hồn nhiên nghe điện thoại dù đã được cảnh báo trước và rồi...  

Ngày hôm nay (1/12), trên nhiều diễn đàn chia sẻ đoạn clip một trạm xăng đang cháy nổ. Theo chia sẻ thì nguyên nhân là do một nam thanh niên khi vào bơm xăng dù đã được nhắc nhở những vẫn mải miết nghe điện thoại.   

Hậu quả là hành động này khiến chiếc xe máy bị cháy, ngọn lửa dần lan sang trụ bơm xăng, thiêu rụi cả trạm xăng. Thấy vậy, mọi người xung quanh không khỏi hoảng loạn, cố gắng chạy thật nhanh khỏi khu vực nguy hiểm.   

Tuy nhiên đoạn clip này xảy tại huyện Kalaburagi, Ấn Độ vào ngày 25/11 vừa qua chứ không phải ở Việt Nam như một số chia sẻ trên mạng xã hội.   

        Thiêu rụi cả trạm xăng vì mải nghe điện thoại. (Nguồn clip: facebook)      

Những gì xảy ra trong đoạn clip phía trên thực sự là bài học đối với tất cả mọi người, nhất là những ai phớt lờ cảnh báo không được sử dụng điện thoại di động khi vào bơm xăng ở các trạm xăng.        

Những yếu tố của điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể gây cháy nổ ở trạm xăng:  

- Sóng điện thoại. Tại các trạm xăng dầu, sẽ có hiện tượng xăng bốc hơi, biến thành khí gas tạo ra những ion tích điện trong không gian quanh cây xăng.  

Khi người dùng gọi hay nhận cuộc gọi hoặc sử dụng kết nối không dây: GPRS, 3G, wifi, bluetooth… sẽ làm công suất phát sóng của chiếc điện thoại di động cao hơn rất nhiều lần so với trạng thái "chờ".  

Khi đó, nếu có hiện tượng cộng hưởng và tương tác điện từ, sóng có thể tạo ra những tia lửa điện "bắt" vào hơi xăng gây cháy nổ.  

Tuy nhiên, yếu tố này chưa được các chuyên gia ghi nhận xuất hiện trên thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.  

Xác suất gây cháy nổ do sóng điện thoại vô cùng thấp, khó có thể xảy ra trong thực tế vì cường độ của sóng không bao giờ đủ mạnh để tạo ra tia lửa điện cũng như điều kiện môi trường phải vô cùng lý tưởng mới gây ra cháy nổ.  

- Nhiệt độ bất thường của chiếc ĐTDĐ. Khi gọi hoặc nhận cuộc gọi, kết nối internet hay chơi game "nặng", nhiệt độ của chiếc điện thoại sẽ tăng lên rất nhanh.  

Trong khi đó, chiếc ĐTDĐ lại thường dùng giải pháp tản nhiệt thông qua vỏ máy, từ vỏ nhựa cho đến vỏ bằng hợp kim.  

Nếu các linh kiện bên trong máy không đảm bảo chất lượng, có thể nhiệt độ sẽ truyền qua vỏ, nhất là vỏ hợp kim. Hiện tượng nóng bất thường, cộng với ma sát với vải quần có thể gây cháy.  

Nguy hiểm hơn, việc nhiệt độ nóng bất thường của chiếc điện thoại di động có thể tạo ra tiếng nổ, tia lửa điện tiếp xúc trực tiếp với hơi xăng, gây ra cháy nổ.  

Dù chiếc ĐTDĐ có nóng tới mức nào cũng không nóng bằng "pô" hay lốc máy của xe nên nếu không có tia lửa điện phát ra từ chiếc ĐTDĐ khó có thể gây ra hiện tượng cháy nổ tại các trạm xăng dầu.  

- Pin trong chiếc ĐTDĐ. Có thể pin kém chất lượng hay do dùng quá lâu đã làm mòn điểm tiếp xúc giữa pin và ĐTDĐ, có thể phát sinh tia lửa điện khi người dùng sử dụng chiếc ĐTDĐ để nghe, gọi...  

Việc thường xảy ra, có liên quan đến tác động từ viên pin chính là lỡ tay làm rơi máy xuống đất, gây ra tia lửa điện từ chính viên pin.  

- Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến còn cho rằng các tính năng mở rộng trên ĐTDĐ như đèn flash xenon hay đèn pin dạng LED để trợ sáng khi chụp ảnh cũng là yếu tố có khả năng phát cháy từ các bóng đèn.      

  (Theo Trí Thức Trẻ)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

'Trẻ hóa' phong cách nhờ chân váy chữ A cùng Hòa Minzy