Lý giải nguyên nhân khiến nước sạch màu đen, ký sinh trùng lổm ngổm ở khu đô thị Hà Nội

2017-04-18 17:15
- PV Emdep.vn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia hóa học - Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) về tình trạng vàng đen, đóng cặn, nhiều giun đỏ của nhiều hộ gia đình nói trên.

Suốt 8 tháng qua, hơn 300 hộ dân hai tòa CT5 và CT6 khu đô thị Hồng Hà Eco City (Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) hoang mang vì nguồn nước sinh hoạt đầy cặn và giun đỏ cùng với rất nhiều bọ gậy bơi loăng quăng.

Được biết nguồn nước này do Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai cung cấp. Nguồn nước được phân phối đến từng hộ gia đình do ban quản lý tòa nhà chịu trách nhiệm thực hiện.

Giải đáp nguyên nhân nước màu vàng, côn trùng bò lổm ngổm trong nguồn nước sinh hoạt

Giải đáp nguyên nhân nước màu vàng, côn trùng bò lổm ngổm trong nguồn nước sinh hoạt

Nước bị vàng và nhiều cặn lợn cợn. Ảnh: Ngọc Thành-Vnepress.

PV Emdep.vn đã có cuộc trao đổi với chuyên gia hóa học - Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Chia sẻ tình trạng nước vàng đen, đóng cặn, nhiều giun đỏ của nhiều hộ gia đình nói trên, ông Côn cho biết: “Trong bể nước dự trữ của mỗi nhà được đặt trên trần hoặc đặt ngầm dưới đất. Vì thế thường xuất hiện những con côn trùng màu đỏ, chiều dài hơn 1 cm, người dân thường gọi đó là con giun. Nhưng đó không phải là giun mà là ấu trùng của một loài côn trùng. Loài côn trùng này chỉ sống trong nước tương đối sạch. Nếu nước bẩn thì loài đó không sống được”.

Ngoài ra, trong nước cũng xuất hiện con loăng quăng do muỗi vằn sinh sản ra. Tuy nhiên, con loăng quăng này chỉ sống trong môi trường nước sạch có amoni. Nguồn nước ngoài cống rãnh thì loại loăng quăng này không thể sống và sinh sản được.

Chuyên gia hóa học, Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Theo Phó giáo sư Côn, con loăng quăng do loài muỗi thường (còn gọi là muỗi trắng) đẻ ra. Loài muỗi này xuất hiện vào tháng 3 hay còn gọi là muỗi hoa xoan. Xét về sinh thái học, những nhà làm công tác chuyên môn họ sẽ nhận ra sự khác biệt giữa hai loại loăng quăng này, nhưng bằng mắt thường chúng ta không thể phân biệt được.

Nếu trong bể nước lâu không thau rửa thì sẽ thường thấy xuất hiện con ấu trùng đỏ chảy theo khi mở vòi nước. Nguồn nước đó là nguồn nước tương đối sạch, có thể nguồn nước ấy bị nhiễm amoni, nghĩa là có nguồn đạm cho những loài kia phát triển", ông khẳng định.

Nếu thả vào chai nước lavie những con loăng quăng do muỗi vằn sinh sản ra và những con ấu trùng thì chúng phát triển rất tốt, môi trường sống của chúng chỉ cần một chút muối khoáng và một ít ni tơ, một chút amoni là chúng phát triển được. Ngược lại chỉ cần nước bẩn 1 chút, chúng sẽ chết.

Tiến sĩ Trần Hồng Côn cho hay, tiêu chuẩn cho nước cất được cho là sạch bao gồm 76 tiêu chí, bao gồm những chất như Asen: 0,01 mg/l; Sắt: 0,5 mg/l; Amoni: 3mg/l.v.v. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các nhà máy nước ở Việt Nam, nếu xét trên các chỉ tiêu ấy thì đều không đạt về độ sạch.

Tình trạng này kéo dài 8 tháng qua khiến người dân vô cùng bức xúc.

Ông Côn nhận định, trong nước xuất hiện những cặn nước đen, đó chủ yếu là chất sắt và mangan dư. Những chất này đạt chuẩn là 0,5mg/l nhưng trong điều kiện bình thường có oxi thì những chất này sẽ kết tủa thêm.

Lý giải thêm tại sao trong nước có màu vàng và những cặn lợn cợn, chuyên gia Trần Hồng Côn cho rằng, đó là do lượng sắt trong nước chưa được xử lý hết. Tuy nhiên, để một thời gian, chất sắt này sẽ lắng xuống.

Với những hiện tượng nước xảy ra như trên, chủ yếu xuất hiện ở bể nước của các hộ gia đình. Vì vậy, chỉ cần thau bể là sẽ sạch”, ông Trần Hồng Côn đưa ra lời khuyên.

Cù Hiền

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


9 xu hướng làm đẹp đang được sao Hàn tích cực 'lăng xê' trong hè này