Hóa vàng Tết Canh Tý 2020 nhất định phải ghi nhớ 6 điều này để may mắn cả năm

2020-01-26 06:45
- Các gia đình cần ghi nhớ khi hóa vàng xong nhất định không được quên những điều này.

Một là, chuẩn bị mâm cơm cúng như những ngày trong Tết 

Trong cuốn "Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã… Ngoài ra còn có mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. 

Hai là, sau khi làm cơm cúng xong , người ta đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng. 

Ba là, trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn : "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới", theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong "Nghi lễ vòng đời người". 

Thứ tư là, mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. 

Thứ năm là, cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ . Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. 

Thứ sáu là, khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. 

Sau cúng giao thừa có nên hóa vàng luôn không? 

Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và quan tâm, tuy nhiên về vấn đề này, các gia đình có thể tuân theo phong tục từng vùng miền. Thông thường, cúng đêm giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ tịch) giúp trừ tà ma hay xua đuổi những điều không tốt để chào đón một năm mới tấn tới hơn. Lễ cúng giao thừa gồm cúng ngoài trời và cúng trong nhà. Hiểu được ý nghĩa của lễ hóa vàng, nhiều nơi không hóa vàng ngay sau khi cúng giao thừa mà thường thực hiện vào ngày mùng 3 đến mùng 10 Tết với ý niệm tiễn đưa ông bà tổ tiên về cõi âm và rước lộc về nhà. 

Nhưng cũng có nơi vì muốn xua đuổi đi những điều không tốt đẹp trong năm cũ nên đã thực hiện nghi lễ hóa vàng tại chỗ ngay sau khi cúng giao thừa. 

Nguồn gốc tục hóa vàng 

Chia sẻ trên Dân trí , T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: "Tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ. Nhưng về sau, việc đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan, đến người dân thường và trở thành một tín ngưỡng trong dân gian". 

Tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc. Về đến Việt Nam, kết hợp thêm với tư duy "trần sao âm vậy" nên "thế giới vàng mã" ngày càng đa dạng, phong phú: từ xe máy, ô tô, áo vest, thậm chí cả máy bay và điện thoại di động. 

Nhiều người cho rằng, hóa vàng là một hình thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, bản chất của việc này lại không phải như vậy. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình. 

Theo Gia đình và Xã hội

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cát-xê dàn ca sĩ Việt: Hà Hồ 1,5 tỷ dự event, Lệ Quyên hát đám cưới 15k đô