Cứu sống bé 6 tuổi bị vỡ lá lách do ngã từ lan can xuống đất

Nam Anh 2014-09-12 16:43
- (Em đẹp) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống bé trai 6 tuổi bị vỡ lá lách.
>>>Dịch đau mắt đỏ: Làm gì để phòng tránh?

Theo đó, cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi, Hà Nội), nhập viện hôm 10/9 trong tình trạng nguy kịch. Vào lúc 9h30 phút ngày 10/9, khi đùa nghịch với bạn, Trung ngã từ lan can cao 1,5m xuống đất. Khi bị ngã, cháu bị ngất, lúc tỉnh lúc mê, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, bụng chướng. Gia đình đã gọi xe cấp cứu đưa cháu vào viện Nhi Trung ương.

TS Phạm Duy Hiền, phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: Các trường hợp vỡ tạng đặc nói chung và vỡ lách nói riêng được tiếp nhận tại Viện những năm gần đây đều được điều trị bảo tồn (không cần phẫu thuật). Tuy nhiên trường hợp của cháu Trung khá đặc biệt.


Bé Trung đã qua nguy kịch (Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương)

Sau khi siêu âm và chụp CT scan, cháu Trung được xác định vỡ cuống lách, gây chảy máu ồ ạt. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu được truyền máu và truyền dịch, tuy nhiên huyết động vẫn không ổn định, cho nên các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng cho trẻ. Hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi.

Bác sỹ Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn. Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc.

Chấn thương lách

Lá lách là cơ quan nội tạng nằm ở phần trên-trái của ổ bụng, gần dạ dày, được hệ thống dây chằng gắn vào màng bụng. Lách bao gồm tủy trắng và tủy đỏ, bọc ngoài là lớp vỏ sợi collagen vững chắc. Chức năng chính của nó là sản xuất kháng thể chống các tác nhân gây bệnh và tiêu hủy hồng cầu già hoặc kém chất lượng. Người không có lách gặp khó khăn trong chiến đấu chống một số bệnh nhiễm trùng.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới. Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh như ở bệnh nhân Trung.

Đọc thêm để giữ sức khỏe cho gia đình và bản thân bạn nhé!

- Vượt qua bệnh sốt xuất huyết, đừng quên các lưu ý: Click đọc chi tiết

- Dịch Ebola khiến nhiều người lo lắng: Đọc biết thêm chi tiết tại đây













Trần Thành Công
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cung hoàng đạo nổi tiếng là 'thần kiếm tiền', đi đến đâu cũng tạo ra cơ hội làm ăn lớn