Cành đào "đổi phận" sau Tết chỉ là rác, củi khô bên đường và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Thu Hà 2018-02-23 16:00
- Sau Tết, đi đâu cũng thấy những cành đào vứt bỏ chỏng chơ bên vệ đường, sọt rác. Hoa tàn, đào cành không khác gì cành củi khô.

Bãi rác, bãi “tập kết” đào cành

Những ngày Tết, đào cành, đào thế luôn được người chơi đào nâng niu, đặt ở nơi trang trọng trong nhà. Thế nhưng, sau Tết, hoa tàn, đào “đổi phận”.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Trong khi đào thế được người chủ vườn lấy lại gốc để gây giống cho mùa Tết năm sau thì đào cành trở thành thứ vô giá trị. Hay nói cách khác, số phận đào cành cũng như các loài hoa sau Tết chỉ là một thứ...rác thải. Tuy nhiên, điều đáng nói là thứ "rác" này bị vứt bỏ vô tội vạ, bạ đâu bỏ đấy đang gây ra không ít phiền phức. 

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Bãi rác, bãi tập kết "rác" đào cành trên đường Đỗ Đức Dục. 

Thời điểm này, khắp các con đường, ngõ xóm, bãi rác, xe chở rác, chỗ nào cũng la liệt đào cành. Tại điểm tập kết rác trên đường Đỗ Đức Dục (Phường Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp những cành đào bị vứt ngổn ngang giữa đống rác rưởi. Cành nào “may mắn” thì được cắm bên hông xe chở rác.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Đào cành cắm chung cùng đủ thứ rác rưởi. 

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Cách đó không xa, khu tập kết xe rác trên đường Trung Văn cũng trong tình trạng tương tự. Mấy xe rác đậu trước một khu chung cư trên đường Trung Văn, không xe nào là không có đào cành.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Hoa đào và đủ các thể loại hoa chơi Tết như hoa ly, hoa hồng, lay ơn để lẫn trong những túi rác rưởi, mùi hôi thối xộc lên khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Dọc đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, đào cành bị “bỏ rơi” bên vệ đường là hình ảnh phổ biến. Thoạt nhìn, người ta sẽ tưởng đây là đống cành củi khô. Nhưng lại gần mới nhận ra, trong đó có cả những cành đào rừng “ế” bị giới buôn đào bỏ lại.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Đào cành, đào rừng bị bỏ lại trên đường Tố Hữu. 

Vệ đường, gốc cây, bãi rác, bất cứ chỗ nào cũng có thể trở thành nơi người ta vứt bỏ cành đào. Hiếm lắm mới bắt gặp cành đào trong những giây phút “cuối đời” được người dân cắm tử tế, dựa vào gốc cây hoặc đốt thành tro.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Đốt "rác" đào sau Tết. 

Dẫu biết rằng sau Tết, đào phai, hoa tàn, rồi người ta cũng sẽ phải bỏ đào đi nhưng nhìn những hình ảnh này, có lẽ người yêu hoa không khỏi dấy lên niềm xót xa.

Nỗi ám ảnh của công nhân vệ sinh

Còn với công nhân vệ sinh môi trường, “rác” đào cành trở thành nỗi ám ảnh của họ khi đi làm trở lại sau Tết. Chị Nguyễn Thị Hồng, một công nhân môi trường đô thị làm việc tại Q. Hà Đông đã cho hay, núi rác ngày Tết luôn là nỗi kinh hoàng của bất cứ công nhân vệ sinh môi trường nào.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

“Trước Tết, nhà nào cũng tổng vệ sinh, nhà nào cũng một núi rác. Đủ các thể loại từ đồ đạc cồng kềnh đều được tống ra sọt rác. Không ai muốn để rác năm cũ sang năm mới nên công nhân môi trường đánh vật với rác đến tận tối 30 Tết. Sau đó, rác mấy ngày Tết tích lại, đi làm mấy ngày đầu xuân cũng khổ không kém”, chị Hồng tâm sự.

Rác ngày Tết thường có cả thức ăn dư thừa, các loại bao bì, chỉ cần để qua đêm là bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Tuy nhiên, chẳng mấy ai quan tâm đến việc buộc kín chúng lại mà thản nhiên quăng vào thùng rác. Túi bục, thức ăn tràn ra, chuột bọ kéo đến. Để chất được chỗ rác đó lên xe là cả nỗi nhọc nhằn của những người công nhân vệ sinh môi trường.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Ngoài núi rác cần phải đổ, công nhân môi trường vệ sinh còn phải giải quyết thêm…những cành đào, chậu quất cồng kềnh. “Bực mình nhất là người dân bạ đâu vứt đó chứ không có ý thức để gọn gàng trong thùng rác”, chị Hồng nói.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

Thùng rác ở ngay cạnh nhưng ai đó vẫn thản nhiên vứt bỏ cành đào xuống đất. 

Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Tâm (Q. Hà Đông, Hà Nội), để tránh những hình ảnh vứt đào, quất phản cảm trên đường cũng như giảm đi nỗi vất vả cho công nhân môi trường đô thị, các gia đình nên có ý thức trong việc vứt rác thải, cành đào, chậu quất ngày Tết. Vốn là người yêu hoa, ông Tâm cảm thấy xót xa khi nhìn những cành đào, chậu quất bị vứt bỏ không thương tiếc ở bãi rác.

Phận đào cành sau Tết: Chỉ là rác rưởi, củi khô và nỗi kinh hoàng của công nhân vệ sinh

“Với cành đào nhỏ, người dân có thể để gọn vào thùng rác. Còn với những cành đào lớn, người dân nên bẻ nhỏ, bó lại gọn như bó đũa để công nhân môi trường thuận tiện thu gom. Dẫu cành đào sau Tết không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn nên có một hành động để trân trọng loài hoa đã mang Tết đến cho mọi gia đình”, ông Tâm đề xuất.

Bài và ảnh: Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Váy cho đàn ông và loạt thiết kế gây tranh cãi của nhà mốt Gucci