7 chiêu chỉ ra sai lầm khiến sếp bảo thủ đến đâu cũng phải tiếp thu và nể phục!

Thiện Duyên 2017-04-10 06:05
- Chỉ ra sai lầm của sếp là một chuyện hết sức tế nhị và không kém phần mạo hiểm, nếu không đủ khôn khéo, bạn sẽ tự tạo rắc rối cho mình trong công việc về sau, nghiêm trọng hơn còn có thể mất cả “chén cơm”.

Phán đoán và cân nhắc có nên chỉ ra sai lầm của sếp hay không

Trước khi hành động, tốt nhất bạn nên bình tĩnh và đứng ở lập trường khách quan nhất để suy xét, phán đoán tính nghiêm trọng về sai lầm của sếp. Nếu đó chỉ là những sai sót nhỏ không đáng kể mà mức độ không cần phải sửa chữa ngay lập tức, bạn nên chọn thời cơ thích hợp hơn để nói riêng với sếp, giúp sếp có hướng cải thiện.

Chẳng hạn sếp dùng sai một từ gì đó trong buổi thảo luận, hoặc bỏ quên một chi tiết nhỏ nhặt của vấn đề mà không ảnh hưởng đến công việc chung thì chuyện bạn công khai chỉ ra lỗi sai trước mặt mọi người là không cần thiết.

Tuy nhiên, nếu sai lầm của sếp tương đối nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến cả tập thể và tiến trình làm việc chung thì bạn nên cân nhắc tìm đúng thời cơ để đưa ra trước mọi người, cùng nhau tìm giải pháp. Đây là hành động thể hiện lòng trách nhiệm của bạn và cũng là muốn giúp đỡ cấp trên của mình vì không để hậu quả xấu hơn.

Hãy là người thông minh và khéo léo khi chỉ ra sai lầm của sếp

Nói lúc nào và nói thế nào?

Một khi bạn đã quyết định chỉ ra sai lầm của sếp, hãy suy nghĩ thật kỹ về việc chọn thời điểm và phương pháp công khai vấn đề. Kỳ thực, nếu bạn nắm chắc sự tình và tin rằng bản thân sếp có thể sửa chữa sai lầm, không ảnh hưởng đến tập thể chung thì tốt nhất hãy cố gắng giữ bí mật riêng tư và chỉ trao đổi trong phạm vi bạn và sếp biết.

Như thế, bạn vừa thể hiện lòng trách nhiệm và thiện chí của bạn dành cho sếp, cho cơ quan vừa không khiến cấp trên phải ngượng trước mọi người.

Đặc biệt, bạn cần nhớ tuyệt đối không chỉ ra sai lầm của sếp trước mặt khách hàng hay đối tác của công ty, dù lỗi đó lớn hay nhỏ. Bởi như thế sẽ làm giảm uy tín của sếp nói riêng và công ty bạn nói chung.

Dùng cách thức mà sếp cảm thấy thoải mái nhất

Con người ai cũng có thể diện, người làm sếp thì thể diện càng lớn và quan trọng hơn. Thực tế không ai thích bị người khác chỉ ra sai lầm của mình, vì vậy chọn phương pháp để đối phương tiếp nhận phê bình của bạn rất quan trọng.

Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu tính cách, thái độ làm việc của cấp trên để có cách chỉ ra cái sai của sếp mà vẫn không khiến sếp cảm thấy bị mất thể diện. Khi con người nhận thấy thiện chí và sự tôn trọng của bạn, chắc chắn đối phương sẽ dễ chấp nhận và có lòng sửa chữa hơn.

Kiến nghị chứ không phải là thuật lại sự thật

Nếu bạn đặt bản thân vào ngữ cảnh “Tôi đúng, anh sai” thì phần nhiều cuộc đối thoại này sẽ không thể có một kết quả tốt đẹp như mong đợi. Do đó, dù bạn muốn chỉ ra cho sếp biết sai lầm thì nên khéo léo chuyển lời phê bình thành kiến nghị hoặc là cách nghĩ của bạn.

Ví dụ: “Tôi nghĩ vấn đề đó giải quyết thế này sẽ tốt hơn, sếp thấy sao ạ?”. Câu nói này nghĩa là bạn đang ngầm cho sếp biết cách giải quyết của sếp có thể chưa phù hợp, nhưng nó giúp sếp cân nhắc lại cách làm của bản thân và ý kiến bạn đưa ra. Hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn nói: “Sếp làm vậy là sai rồi”.

Hãy là người thông minh và khéo léo khi chỉ ra sai lầm của sếp

Có chứng cứ để củng cố cách nói của bạn

Khi chỉ ra sai lầm của sếp cùng với phương án giải quyết của bạn, bên cạnh đó bạn nên đưa ra những số liệu, căn cứ đáng tin cậy để giúp sếp dễ dàng tiếp nhận vấn đề và có hướng sửa chữa tốt hơn. Điều này cũng giúp bạn và sếp tránh được những cuộc tranh luận quá gay gắt vì không ai chịu tin ai.

Luôn kèm theo phương án giải quyết

Không ai thích nghe người khác nói mình sai, và nếu tình hình sai lầm đó không thể cứu vãn nữa thì càng tệ hơn. Thế nên, bạn không những cần phải giúp sếp nhận ra sai sót mà đi kèm đó còn phải có phương án, kiến nghị khả thi để cùng nhau khắc phục hậu quả. Thái độ khéo léo và tận tâm của bạn sẽ khiến sếp cảm kích và đánh giá cao.

Tuyệt đối không chỉ trích

Khi chỉ ra cái sai của sếp hay bất cứ ai, chúng ta rất dễ quy kết sai lầm đó vào đặc trưng tính cách nào đó của đối phương.

Ví dụ: “Chuyện này thành ra như thế là do sếp quá cố chấp”. Kỳ thực, khi phê bình việc gì đó, tốt nhất bạn nên cùng tìm giải pháp khắc phục chứ không phải chỉ trích đối phương.

Bản thân hãy là một tấm gương

Nếu trong quá trình làm việc, bạn không có can đảm thừa nhận sai lầm của mình và tích cực sửa đổi thì rất khó để người khác nể phục. Bản thân bạn cần phải là tấm gương thì khi bạn mạnh dạn chỉ ra sai lầm của sếp, đối phương cũng sẽ dễ tiếp nhận hơn.

Thiện Duyên/ Theo Familydoctor, sina

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gửi người từng phản bội: Chỉ một lần quay đi, anh mãi mãi chẳng có đường quay trở lại!