Nồi canh kỳ công, thơm ngon bỗng dưng mất vị chỉ bởi cho thứ gia vị cực phổ biến này vào

2020-11-19 14:00
- Nồi nước dùng nấu canh tưởng thơm ngon, đẹp mắt nhưng hương vị lại không còn, thậm chí gây trái vị chỉ bởi chị em đã không biết mà cho thứ gia vị cực phổ biến này vào.

Không ít chị em nói rằng khi họ tự nấu nước dùng ở nhà, nhiều lần rơi vào trường hợp nguyên nồi súp hay nồi canh có mùi không thơm như họ tưởng, khiến công sức cả buổi nấu thành công cốc. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chị em có thể đã phạm phải những sai lầm này khi nêm nếm. 

Thêm hạt tiêu rừng (hạt xẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu) 

Do sự khác biệt về văn hóa nên nhiều khu vực ở phía bắc thường sử dụng hạt tiêu rừng khi nấu ăn. Khác với những loại tiêu thông thường, hạt tiêu rừng có mùi rất nặng. Khi làm các món như súp, hầm, nấu canh, khi cho hạt tiêu rừng vào về cơ bản nó sẽ lấn át đi mùi thịt. Điều này khiến cho nồi nước dùng hay súp không còn mùi thơm tự nhiên của rau củ và thịt nữa. 

Thêm tỏi 

Không nên cho tỏi vào nồi canh 

Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp. Nhiều người cho rằng khi nấu nước dùng họ sẽ cho vài thứ gia vị để khử mùi, nếu đó là gừng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là tỏi thì nó không giúp loại bỏ mùi tanh của thịt mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ mùi vị của nước dùng. Tỏi có mùi rất nặng, nó cũng sẽ lấn át hết mùi các nguyên liệu khác. 

Thêm hạt tiêu 

Hạt tiêu sẽ át đi mùi thơm tự nhiên của canh 

Có rất nhiều người thích cho hạt tiêu vào khi nấu canh, nấu súp, nấu nước dùng. Họ nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng hương vị, nhưng thực tế là hạt tiêu sẽ khiến mùi tanh tăng mạnh hơn, phá hỏng cả nồi nước. Nếu muốn thêm hạt tiêu, tốt nhất là sau khi nấu xong nước dùng, chế biến thành các món ăn khác thì rắc lên trên. 

Theo Gia đình & Xã hội

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Từ A đến Z tuyệt chiêu triệt lông vùng bikini tại nhà đơn giản nhất, hè đến tung tăng đi biển