Truyền dịch khi chuyển dạ: Khi nào cần thực hiện và rủi ro cần thận trọng

Thiên Khuê 2024-03-31 10:18
- Truyền dịch khi chuyển dạ có ý nghĩa gì và rủi ro tiềm ẩn ra sao? Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn này để thuận lợi sinh nở nhé.

Truyền dịch khi chuyển dạ là gì?

Truyền dịch khi chuyển dạ thuộc về tình huống tiêm tĩnh mạch cho phụ nữ sắp sinh. Đường truyền tĩnh mạch được thực hiện ở tay hoặc dưới cánh tay, vai trò của nó là truyền thuốc hoặc chất lỏng khi cần thiết cho bà bầu.

Việc tiêm tĩnh mạch này có thể tiến hành trước, trong hoặc cả sau khi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Đây là một biện pháp can thiệp trong quá trình chuẩn bị sinh sản, hỗ trợ mẹ bầu giảm bớt khó chịu và giảm các biến chứng khi sinh.

Truyền dịch khi chuyển dạ: Khi nào cần thực hiện và rủi ro cần thận trọng

Khi nào cần tiêm tĩnh mạch cho bà bầu?

Các cơn đau chuyển dạ không hề dễ chịu và nó gây áp lực rất lớn, đòi hỏi bà bầu phải đảm bảo cơ thể đủ nước để có sức vượt cạn. Nếu bạn gặp trở ngại trong ăn uống, hoặc do bác sĩ chỉ định không thể ăn uống trước khi sinh thì truyền dịch là khá cần thiết.

Ngoài tác dụng cung cấp chất lỏng cho cơ thể thì một số trường hợp khác cũng có thể cần thực hiện tiêm tĩnh mạch, điển hình như:

- Cần gây tê ngoài màng cứng

- Bạn cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau thông qua truyền tĩnh mạch

- Sinh mổ

- Bà bầu xuất hiện biến chứng nguy hiểm

Khi nào truyền dịch là không cần thiết?

Không phải mọi ca sinh nở đều cần phải tiêm tĩnh mạch, đặc biệt là truyền dịch. Nếu bạn không có bệnh lý phức tạp và sinh sản bình thường, đồng thời thời gian chuyển dạ kéo dài và bác sĩ cho phép ăn uống thì không cần truyền dịch.

Truyền dịch khi chuyển dạ: Khi nào cần thực hiện và rủi ro cần thận trọng

Những rủi ro khi mẹ bầu phải thực hiện tiêm tĩnh mạch

Phù nề

Truyền dịch khi chuyển dạ nếu thực hiện trong tình huống không cần thiết có thể tạo thành một số rủi ro nhất định cho cả mẹ và em bé. Đầu tiên, khi cơ thể tích nước quá nhiều sẽ dễ dẫn đến hiện tượng sưng phù ở nhiều bộ phận khác nhau, thậm chí gây đau.

Di chuyển bị hạn chế

Trong quá trình truyền dịch, tất nhiên bạn rất khó để đi lại trong phòng chuyển dạ. Điều này có thể làm cho cảm giác đau, co thắt tử cung càng rõ rệt hơn. Nó khiến mẹ bầu khó chịu nhiều hơn, ảnh hưởng tâm lý và gây trở ngại khi sinh.

Gặp khó khăn khi cho con bú

Trạng thái tích nước do truyền dịch dư thừa có thể kéo dài đến giai đoạn sau khi sinh nở. Lúc này, bầu ngực cũng có thể bị sưng đau và gây khó khăn để bạn cho em bé bú những dòng sữa đầu tiên, vừa gây khó chịu cho mẹ vừa ảnh hưởng dinh dưỡng cho bé.

Truyền dịch khi chuyển dạ: Khi nào cần thực hiện và rủi ro cần thận trọng

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bên cạnh truyền chất lỏng để cung cấp nước, mẹ bầu còn có thể phải tiêm tĩnh mạch để đưa thuốc vào, hỗ trợ việc sinh nở. Vì vậy, cơ thể mẹ hấp thu thuốc cũng có thể khiến em bé bị ảnh hưởng. Tích tụ chất lỏng cũng có thể gây nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

Có lựa chọn thay thế truyền dịch hay không?

Để hạn chế trường hợp bắt buộc phải truyền dịch hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch, mẹ bầu nên chủ động ăn uống hợp lý trong suốt quá trình mang thai, đảm bảo cơ thể hấp thu đủ dinh dưỡng và chất lỏng cần thiết cho cuộc vượt cạn.

Vận động thể chất hợp lý để tăng sự dẻo dai cho các cơ, mở rộng khung chậu, nâng cao thể lực và nó cũng giúp bạn chịu đau tốt hơn để không phải tiêm thuốc giảm đau khi sinh. Tóm lại, cơ thể là của bạn, hãy thông báo với bác sĩ tình trạng cụ thể của mình.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu có thêm thông tin về truyền dịch khi chuyển dạ, lựa chọn phương pháp hỗ trợ tốt nhất để vượt cạn thành công.

Thiên Khuê (Theo Parent)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mỗi ngày dành 15 phút thực hiện 4 động tác, bụng dưới hay đùi đầy mỡ sẽ thon gọn ngay