Trễ kinh bao lâu thì có thai?
Tin liên quan
Trễ kinh là một trong những biểu hiện rõ nhất của việc mang thai. Nhưng trễ kinh bao lâu thì có thai? Hãy cùng emdep.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Hiện tượng trễ kinh là gì?
Hiện tượng trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh) là việc chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện như dự kiến như thường gặp.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài từ 21 đến 35 ngày, nếu không xuất hiện như thời gian dự kiến từ 4-7 ngày thì có thể coi như là trễ kinh và có thể đang mang thai.
Chu kỳ trung bình của phụ nữ thường là 28 ngày, tuy nhiên một số người có chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể lệch đi một vài ngày. Nếu không có quan hệ tình dục trước đó thì việc trễ kinh không được coi là dấu hiệu của mang thai.
Khi nào trễ kinh liên quan đến việc mang thai?
Trước khi tìm hiểu trễ kinh bao lâu thì có thai, chị em nên hiểu rõ vì sao mang thai lại trễ kinh. Thông thường, trước khi kinh nguyệt xuất hiện, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để sẵn sàng đón trứng vào làm tổ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng thụ thai không xảy ra thì niêm mạc sẽ bị bong ra và được cơ thể đẩy ra ngoài, tạo thành kinh nguyệt. Ngược lại, quá trình thụ thai diễn ra thành công sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau thì lớp niêm mạc sẽ không bong ra. Lúc này, niêm mạc sẽ tự biến đổi để nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi và gây ra hiện tượng trễ kinh hay chậm kinh.
Trễ kinh bao lâu thì có thai?
Do chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ là khác nhau nên không có câu trả lời chính xác về việc trễ kinh bao lâu thì có thai. Tuy nhiên trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai và chậm kinh từ 4-7 ngày thì rất có thế là bạn đã mang thai.
Trễ kinh bao lâu thì nên dùng que thử thai?
Sau khi trễ kinh, bạn có thể dùng que thử thai để biết được mình đã mang thai hay chưa. Nếu chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (28 ngày) thì sau khi trễ kinh 1-2 ngày đã có thể dùng que thử thai. Còn nếu chu kỳ không đều thì nên thử thai sau khoảng 2 tuần để có kết quả chính xác hơn.
Khi dùng que thử thai thì chị em nên sử dụng vào buổi sáng bởi lúc đó nồng độ hCG trong cơ thể là cao nhất, dùng que thử thai cũng cho kết quả chính xác hơn. Nếu trễ kinh 2 tuần mà kết quả que thử thai vẫn âm tính thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám bởi có thể bị trễ kinh bởi các lý do khác ngoài mang thai.
Ngoài trễ kinh vì mang thai thì còn có nguyên nhân dẫn đến trễ kinh nào khác?
Như đã nói ở trên, không phải lúc nào trễ kinh hay chậm kinh cũng là dấu hiệu của việc mang thai. Nếu thời gian trễ kinh dài, bạn cần chú ý vì có thể mắc một số bệnh lý dưới đây.
Rối loạn nội tiết: Nếu vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố của bạn sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và gây ra trễ kinh.
Các bệnh lý về tuyến giáp: Sự trao đổi chất của cơ thể được kiểm soát bởi tuyến giáp. Do đó nếu tuyến giáp gặp bất thường giảm chức năng như suy giáp, nhược giáp hay hoạt động quá mức (cường giáp), nồng độ hormone kiểm soát kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng, khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và có thể dẫn đến trễ kinh.
Tác dụng phụ của thuốc: Trễ kinh hay chậm kinh đôi khi không phải dấu hiệu mang thai là ảnh hưởng do tác dụng phụ của một số loại thuốc chị em thường uống như thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong hóa trị,... Vì vậy khi dùng các loại thuốc này thì chị em cũng nên lưu tâm xem có gặp trường hợp trễ kinh hay không.
Căng thẳng, lo lắng: Lo lắng căng thẳng quá mức khiến vùng dưới đồi não sản xuất hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và là nguyên nhân khiến bạn bị trễ kinh.
Dùng chất kích thích: Dùng rượu bia, thuốc lá chứa chất kích thích cũng có thể làm ảnh hưởng đến hormone sinh sản nữ giới gây rối loạn kinh nguyệt. Chất nicotin trong thuốc lá làm giảm lượng oxy phân phối đến khu vực xương chậu, ảnh hưởng lớp nội mạc tử cung, khiến kinh nguyệt bị chậm.
Dấu hiệu tiền mãn kinh: Khoảng 40 tuổi trở đi là giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới. Việc trễ kinh cũng là một trong những dấu hiệu bạn đang bước sang giai đoạn này.
Cân nặng thay đổi đột ngột: Chị em tăng - giảm đột ngột cân nặng trong một thời gian ngắn có thể làm thay đổi hoạt động của cơ thể, gián đoạn rụng trứng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vận động quá sức: Vận động nặng liên tục trong một khoảng thời gian ngắn và không bổ sung đầy đủ năng lượng cần thiết dẫn đến lượng hormones sản xuất không đủ để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, dẫn đến trễ kinh.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đi du lịch, làm ca đêm, thức khuya, thay đổi thói quen sinh hoạt, múi giờ khiến cơ thể không duy trì hoạt động như bình thường. Từ đó, tác động gián tiếp đến nội tiết tố bên trong cơ thể bạn và là một trong những nguyên nhân gây ra chậm kinh hay trễ kinh.
Nên làm gì khi trễ kinh không phải do mang thai?
Ngoài câu hỏi trễ kinh bao lâu thì có thai, nhiều người cũng quan tâm nếu trễ kinh không phải là dấu hiệu mang thai thì nên làm gì? Thực tế đây là một hiện tượng mà nhiều chị em đang gặp phải. Nếu trễ kinh không phải do mang thai thì có thể bạn đang bị rối loạn một số hormones quyết định khả năng sinh sản.
Trong trường hợp này cần chú ý:
- Đi khám tại bệnh viện chuyên ngành hoặc bác sĩ sản phụ khoa uy tín để kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan, từ đó được tư vấn và điều trị thích hợp, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường sinh dục.
- Không sử dụng các chất kích thích, có cồn như uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng phù hợp với thể trọng cơ thể, không tăng giảm cân quá đột ngột.
- Có kế hoạch làm việc, hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, giữ tâm trạng thoải mái.
- Dùng các loại thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm... theo chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã biết được trễ kinh bao lâu thì có thai cũng như hiểu được các kiến thức liên quan đến trễ kinh để biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.
An Ni (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất