Tim đập nhanh khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện

Thiên Khuê 2024-01-12 14:34
- Tim đập nhanh khi mang thai có bình thường không? Cùng Emdep tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho mẹ bầu nhé.

Tim đập nhanh khi mang thai có đáng lo ngại?

Các triệu chứng thai nghén là hiện tượng bình thường ở hầu hết bà bầu. Thay đổi nội tiết tố cùng với sự phát triển của thai nhi có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề khó chịu như buồn nôn, táo bón, phù nề, khó thở và nhịp tim tăng…

Tim đập nhanh khi mang thai cũng là một triệu chứng khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do lượng máu tăng lên, cơ thể phải vận hành nhiều hơn để bơm lượng máu này. Đa số tình trạng này không đáng lo ngại.

Tim đập nhanh khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện

Mặc dù vậy, đôi khi bà bầu tăng nhịp tim cũng có thể là cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nào đó. Nếu bạn có triệu chứng bất thường và có xu hướng tăng nặng, không cải thiện sau khi áp dụng một số biện pháp khắc phục thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Nguyên nhân và cảm giác khi tim đập nhanh

Mẹ bầu hầu như đều có thể trải qua cảm giác khi tăng nhịp tim. Nó khiến bạn cảm nhận rõ rệt hơn về từng nhịp đập bên trong lồng ngực, điển hình là hiện tượng giống như bỏ qua nhịp, tim đập không đều, âm thanh từng nhịp rõ hơn bình thường, có thể kèm khó thở.

Khi mang thai, tim của người phụ nữ phải làm việc “cật lực” hơn để bơm thêm 40 - 50% máu cho khắp cơ thể. Vì vậy, tốc độ tim đập có thể tăng hơn 25% so với thông thường. Ngoài ra, mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng tăng nguy cơ tim đập nhanh.

Bên cạnh lý do điển hình như trên thì một số yếu tố khác cũng góp phần khiến bạn dễ bị đánh trống ngực hơn. Chẳng hạn như thiếu máu, vận động quá mức, hạ đường huyết, căng thẳng, tuyến giáp thừa, tiêu thụ nhiều caffeine hoặc dùng một số loại thuốc đặc thù.

Tim đập nhanh khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện

Điều trị tim đập nhanh ở bà bầu như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ cần xác định nguyên nhân cụ thể gây ra triệu chứng tim đập nhanh khi mang thai. Bạn có thể chưa cần thiết can thiệp y tế nhưng phải theo dõi tình trạng này, kết hợp với gợi ý giải pháp của bác sĩ.

Khi cần trị liệu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị rối loạn nhịp tim hoặc yêu cầu bạn đến chuyên khoa để điều trị bệnh lý tiềm ẩn như thiếu máu, tim mạch, tuyến giáp, dinh dưỡng… Trường hợp nặng hơn cần có hội chẩn chính xác để có phương án xử lý an toàn cho mẹ và bé.

Cải thiện và phòng ngừa tăng nhịp tim tại nhà cho mẹ bầu

Khi cảm nhận nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường, hãy đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng nếu bạn đang ngồi lâu trước đó, ngược lại hãy ngồi xuống nghỉ ngơi nếu vận động khiến bạn thở dốc.

Cải thiện chế độ ăn uống thanh nhẹ nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước cũng là yếu tố quan trọng. Hãy thử vài động tác yoga cho bà bầu hoặc thiền định để cơ thể được thư giãn.

Tim đập nhanh khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện

Cai thuốc lá, bia rượu và hạn chế thức uống chứa caffeine. Đồng thời, mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc uống vì dễ gây tác dụng phụ, thậm chí biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Mọi vấn đề sức khỏe nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa.

Môi trường sống cần giữ sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để giảm các tác nhân gây khó chịu và bệnh tật cho bà bầu. Duy trì cân nặng hợp lý và điều trị bệnh nền mãn tính nếu có, ví dụ như cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường…

Hy vọng bài viết giúp mẹ bầu có thêm thông tin về triệu chứng tim đập nhanh khi mang thai, có biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

Thiên Khuê (Theo Family)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trên đời này, đau lòng nhất chính là đúng người nhưng lại sai thời điểm