Thay đổi thị lực khi mang thai khi nào thì cần lo lắng?

Thiên Khuê 2024-01-16 09:49
- Thay đổi thị lực khi mang thai gây khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu. Emdep sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn về tình trạng này nhé.

Phụ nữ mang thai đều trải qua những thay đổi về cơ thể và nội tiết tố bên trong. Mẹ bầu không những trải qua nhiều triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, biếng ăn, táo bón, đau ngực… mà còn có thể khó chịu về tầm nhìn ở mắt.

Thay đổi thị lực khi mang thai chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi, khiến mẹ bầu dễ bị chóng mặt, hoa mắt, thị lực giảm, khô mắt… Điều này tuy không quá lo ngại nhưng có thể ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Thay đổi thị lực khi mang thai khi nào thì cần lo lắng?

Các nguyên nhân dẫn đến vấn đề mắt ở bà bầu

Thay đổi ở giác mạc

Phụ nữ bước vào thai kỳ hoặc thậm chí sau khi đã sinh con, khả năng giữ nước của ống mắt đều có thể bị thay đổi, cản trở năng lực nhìn rõ của mắt. Một số người cho biết, trước đó họ bị viễn thị nhưng khi có con lại trở thành cận thị, mắt nhìn bị mờ hơn trước.

Thị lực của bà bầu bị biến đổi cũng có thể do tình trạng phù giác mạc. Trường hợp này cũng gây giảm khả năng nhìn rõ do giác mạc bị dày lên, dẫn đến sự thay đổi cách ánh sáng tập trung vào võng mạc.

Tiền sản giật

Mẹ bầu giảm thị lực cũng có thể do tiền sản giật. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề về huyết áp cao thì càng phải thận trọng. Tình trạng này không những ảnh hưởng thị lực mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn thị giác do tiền sản giật khá phổ biến, mặc dù tỷ lệ mất thị lực hoàn toàn rất hiếm nhưng nó khiến bạn mờ mắt, nhạy cảm ánh sáng, bong võng mạc. Bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh gốc.

Thay đổi thị lực khi mang thai khi nào thì cần lo lắng?

Tiểu đường thai kỳ

Những biến đổi lượng đường trong máu có thể tổn thương đến cả các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Vì vậy, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Thị lực của bạn bị giảm rõ rệt như mờ mắt, khô mắt…

U tuyến yên

Mặc dù u tuyến yên không phổ biến nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra thay đổi thị lực khi mang thai. Các khối u phát triển ở tuyến yên gây ức chế hoạt động tiết ra hormone của cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh về mắt.

Triệu chứng điển hình khi thị lực bị suy giảm ở mẹ bầu

Bà bầu có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu ở mắt, chẳng hạn như chóng mặt, nhìn mờ kéo dài, nhạy cảm với ánh sáng, hình ảnh nhìn bị nhòe, khô mắt, đau đầu, thậm chí có thể mất thị lực tạm thời.

Không nhưng chỉ trong thời gian mang thai mà mẹ sau khi sinh con cũng có thể gặp hạn chế về thị lực kéo dài đến tháng thứ 6 hoặc 8. Thông thường, vấn đề ở mắt do thay đổi hormone không đáng lo ngại, nhưng bạn cần xác định nguyên nhân bệnh lý khác để điều trị.

Thay đổi thị lực khi mang thai khi nào thì cần lo lắng?

Cải thiện và phòng ngừa vấn đề về thị lực ở bà bầu như thế nào?

Trong trường hợp mẹ bầu vẫn có sức khỏe tốt thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị triệu chứng để giảm khó chịu về mắt cho bạn. Điển hình như sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để nhỏ mắt. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ nếu muốn dùng nước mắt nhân tạo giảm khô mắt.

Mờ mắt do bọng mắt có thể chườm lạnh để cải thiện. Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm nhiều muối và caffeine. Ngoài ra, bạn nên tăng cường thực vật giàu vitamin A để nâng cao sức khỏe mắt như gan bò, bí đỏ, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, khoai lang, ớt chuông…

Mẹ bầu cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Điều này giúp bác sĩ có thể sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, u tuyến yên… để điều trị kịp thời.

Những thay đổi thị lực thường sẽ tự biến mắt trong khoảng vài tuần hay vài tháng sau sinh. Nếu bạn cảm thấy sự khó chịu không giảm và mắt bị ảnh hưởng kéo dài hơn bình thường thì nên thông báo với bác sĩ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu biết cách khắc phục và phòng ngừa thay đổi thị lực khi mang thai, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thường xuyên tập 5 bài tập này, sau 20 tuổi vẫn có thể cao thêm