Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không? Những điều cần lưu ý
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu mà còn khiến không ít mẹ bầu lo lắng liệu con có vấn đề gì hay không. Vậy thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn dành chút thời gian tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Thai nhi có hoạt động như thế nào trong bụng mẹ?
Thai nhi có một loạt các hoạt động và cử động trong bụng mẹ từ rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau:
- Từ tuần thứ 9: Thai nhi bắt đầu có những cử chỉ chuyển động đầu đời, dù mẹ chưa cảm nhận được rõ ràng. Những chuyển động này có thể thấy qua siêu âm thai định kỳ hoặc siêu âm Doppler trong ba tháng cuối thai kỳ. Đến khoảng tuần thứ 13, thai nhi có thể ngậm ngón tay vào miệng dù bộ phận này chưa phát triển đầy đủ.
- Từ tuần thứ 16: Các hoạt động của thai nhi trở nên rõ ràng hơn và mẹ bắt đầu cảm nhận được các cử động của bé. Thai nhi có thể thực hiện trung bình khoảng 50 lần chuyển động mỗi giờ, bao gồm các cử động như uốn cong, vươn vai, chạm tay và đạp vào bụng mẹ.
- Từ tuần thứ 20 trở đi: Các cử động của thai nhi trở nên mạnh mẽ hơn và có thể bao gồm những cú đạp và đá rõ ràng. Mẹ thường cảm nhận được các cử động này nhiều hơn vào buổi tối hoặc ban đêm.
- Từ tuần thứ 28 đến 32: Thai nhi phát triển mạnh mẽ và các chuyển động trở nên mạnh và thường xuyên hơn. Thai nhi có thể quay, lăn và thực hiện nhiều cử động phức tạp hơn.
- Đến tuần thứ 37: Thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện các bộ phận. Bé bắt đầu có các cử chỉ nắm bắt bằng ngón tay và các hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm khi bé đạp chân nhiều hơn.
Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, giữa mẹ và con có một sợi dây liên kết vô hình về mặt cảm xúc. Chẳng hạn, khi mẹ cười, thai nhi có thể nảy lên, điều này có thể thấy qua màn hình siêu âm. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích các bà mẹ giữ tinh thần thoải mái và cười nhiều hơn để tạo môi trường tích cực cho sự phát triển của thai nhi.
Những cử động của thai nhi không chỉ là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh mà còn giúp mẹ cảm nhận sự hiện diện và gắn kết với con từ rất sớm.
Thai nhi có một loạt các hoạt động và cử động trong bụng mẹ từ rất sớm
Vì sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?
Có nhiều lý do giải thích tại sao thai nhi thường đạp nhiều vào ban đêm:
- Chuyển động của mẹ: Khi mẹ hoạt động vào ban ngày, các cử động như đi lại, làm việc nhẹ nhàng và lắc lư thường xuyên có tác dụng ru bé ngủ. Khi mẹ ngủ vào ban đêm và không di chuyển nhiều, bé có xu hướng tỉnh dậy và hoạt động. Điều này do các cơ bụng mẹ thư giãn và tạo ra nhiều khoảng trống cho bé di chuyển .
- Sự chú ý của mẹ: Ban ngày, mẹ bận rộn với công việc và không chú ý đến các cử động nhỏ của bé. Khi mẹ nghỉ ngơi vào ban đêm, tâm trí và cơ thể được thư giãn, mẹ dễ dàng nhận ra các cử động của thai nhi hơn, tạo cảm giác bé hoạt động nhiều hơn vào ban đêm .
- Chu kỳ giấc ngủ của thai nhi: Thai nhi có thể có chu kỳ "ngủ ngày, cày đêm", nghĩa là bé ngủ vào ban ngày khi mẹ hoạt động và thức vào ban đêm khi mẹ nghỉ ngơi .
- Phản ứng với tiếng ồn và cảm xúc của mẹ: Thai nhi có thể phản ứng với tiếng ồn xung quanh, cảm xúc và tư thế của mẹ. Khi mẹ ăn thức ăn có mùi vị đặc biệt vào buổi tối hoặc ban đêm, điều này cũng có thể kích thích bé hoạt động nhiều hơn .
- Phát triển kỹ năng vận động: Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, khi thai nhi lớn, bé học cách duỗi chân duỗi tay, lăn, đấm và đá. Đây là quá trình phát triển kỹ năng vận động của bé, và hoạt động này có thể diễn ra vào bất kỳ thời gian nào trong ngày hoặc đêm .
- Phản ứng với giọng nói của mẹ: Bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, điều này có thể khiến bé phấn khích và hoạt động nhiều hơn vào buổi tối khi mẹ nói chuyện bé hoặc giao tiếp với mọi người.
Chuyển động của mẹ vào ban ngày có thể khiến thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không?
Với câu hỏi “Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không?” thì câu trả lời là “Không”. Thực tế, việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt. Những cử động này thường rõ ràng hơn vào ban đêm vì mẹ ít di chuyển và có thể cảm nhận rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu thai nhi có những cú đạp mạnh hơn bình thường hoặc có sự thay đổi đột ngột trong cử động, tốt nhất, mẹ nên đi kiểm tra để đảm bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng. Đừng quên giữ tinh thần thoải mái và duy trì lối sống lành mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt
Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?
Cùng với câu hỏi “Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không?” thì “Nên làm gì khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?” cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.
Mặc dù việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên điều này có thể gây mất ngủ và khó chịu cho mẹ bầu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề:
- Hát cho thai nhi nghe: Thay vì cho nghe nhạc, mẹ bầu hãy hát cho bé nghe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giọng nói của người mẹ giúp thai nhi bình tĩnh hơn. Một bài hát ru có thể xoa dịu và giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
- Bắt chước thói quen ban đêm vào ban ngày: Giúp bé nhận ra môi trường xung quanh và thích nghi với các tình huống mẹ không chuyển động. Vào giờ nghỉ trưa, bạn có thể thực hiện các hoạt động như xem TV, nằm xuống nghỉ ngơi hoặc đọc sách. Các hoạt động tĩnh tại trong vài giờ mỗi ngày sẽ giúp bé thích nghi với sự yên tĩnh và không chuyển động, từ đó giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ vào ban đêm.
- Tránh ăn đồ ngọt và uống nước lạnh trước khi ngủ: Trước khi ngủ, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều đồ ngọt và uống nước lạnh vì thai nhi dễ bị kích thích trước các món ăn này.
- Giảm ánh sáng và âm thanh: Phòng ngủ cần giảm tối đa ánh sáng mạnh và âm thanh to trước khi mẹ chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, các âm thanh từ các thiết bị điện tử cũng làm ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt của thai nhi.
- Thư giãn trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ, hãy thực hiện các hoạt động thư giãn như tắm nước ấm, đọc sách nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập thở để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị tinh thần cho giấc ngủ.
- Thực hiện các tư thế thoải mái khi ngủ: Chọn tư thế nằm nghiêng hơn, có thể đặt một gối phía dưới bụng để hỗ trợ và giảm áp lực lên dạ dày và tử cung. Điều này có thể giúp giảm tình trạng đạp của thai nhi vào ban đêm.
- Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để tránh cảm giác rối loạn tiểu tiện giữa đêm, hãy hạn chế việc uống nước trước khi đi ngủ. Điều này giúp giảm khả năng kích thích thai nhi đạp vào ban đêm.
- Thực hiện kỹ thuật thư giãn và yoga: Giúp mẹ bầu và thai nhi thư giãn và giảm căng thẳng, từ đó giảm tình trạng đạp vào ban đêm.
- Liên hệ với bác sĩ nếu cần thiết: Nếu tình trạng đạp của thai nhi gây ra cảm giác không thoải mái hoặc mất ngủ đáng kể, tốt nhất, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.
Một bài hát ru có thể xoa dịu và giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ
Trên đây là một số thông tin về hoạt động của thai nhi vào ban đêm mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi “Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có sao không?”, đồng thời có thêm những thông tin hữu ích để đối phó với tình trạng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, đảm bảo cảm giác thoải mái và an toàn cho cả mẹ và bé.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất