Mẹ bầu bị đầy hơi: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
Tin liên quan
Vì sao mẹ bầu bị đầy hơi thường xảy ra trong thai kỳ?
Thay đổi nội tiết tố
Nồng độ progesterone tăng lên trong thời gian mang thai sẽ làm giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân khiến cho khí tích tụ bên trong, làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra chướng bụng, ợ hơi sau khi ăn no.
Táo bón
Mẹ bầu bị đầy hơi còn có thể do táo bón làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này. Thức ăn thường sẽ lưu lại trong ruột lâu hơn bình thường để thai nhi hấp thụ nước và dinh dưỡng. Do vậy mà phân thải bên trong bị khô, chậm đến được trực tràng gây đầy hơi, sinh uế khí.
Cơ thể mẹ nhạy cảm với thức ăn
Nguyên nhân gây đầy hơi cũng có thể do thực phẩm. Ví dụ bạn mắc chứng không tiêu hóa gluten hoặc không dung nạp lactose… Ngoài ra, thức ăn nhiều tinh bột hoặc chất xơ nếu tiêu thụ quá nhiều cũng gây cản trở cho hiệu quả tiêu hóa.
Do vi khuẩn trong ruột kết
Khi mang thai, cơ thể bạn có thể xảy ra nhiều thay đổi, trong đó nếu bạn bị mất cân bằng hệ thống vi khuẩn trong ruột kết cũng dẫn đến sản xuất nhiều khí, tạo ra hiện tượng chướng bụng, đánh rắm nhiều…
Tăng cân
Bà bầu vì cần nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể và thai nhi nên bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đói. Điều này cũng khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn. Ngoài ra, triệu chứng uể oải cũng làm bạn lười vận động nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu cũng tăng lên.
Cách khắc phục và phòng ngừa đầy hơi khi mang thai
Mặc dù chứng đầy hơi ít khi gây biến chứng nguy hiểm nhưng nó khiến bạn khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt bởi cơ thể dễ thải ra mùi. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau để cải thiện và ngăn ngừa hiệu quả.
Sử dụng thảo mộc để giảm đầy hơi
Khi mẹ bầu bị đầy hơi, đầu tiên bạn cần điều chỉnh lại lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi bữa ăn. Ngoài ra, uống một tách trà hoa cúc sau khi ăn cũng làm dịu tiêu hóa, giảm ứ khí và chướng bụng.
Một mẹo khác chính là pha một thìa bột quế với ít mật ong vào cốc nước sôi, khuấy đều để cho nước nguội bớt rồi uống. Bạn cũng có thể thay bột quế bằng một thìa nước gừng tươi, thêm mật ong cho vừa miệng.
Chia nhỏ các bữa ăn
Thay vì ăn một lần quá nhiều để lấp đầy cảm giác đói, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn khẩu phần vừa phải trong mỗi lần. Điều này có thể khiến bạn không thỏa mãn cơn thèm nhưng nó giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm chứng đầy hơi, khó tiêu.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn từng miếng nhỏ, nhai thật kỹ và chậm rãi để thức ăn được nghiền nát, đồng thời cũng giảm lượng không khí lọt vào dạ dày gây đầy hơi. Trong bữa ăn, bạn cũng nên thả lỏng cơ thể lẫn tinh thần để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ghi nhật ký ăn uống
Việc này giúp bạn có thể theo dõi lượng thực phẩm tiêu thụ và lọc ra những loại nào dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Một số thức ăn có thể gây dị ứng cũng dễ dàng được phát hiện và tránh trong những lần sau.
Vận động thể chất
Tập thể dục, yoga hay các kỹ thuật thư giãn đều cần thiết để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó tiêu sau khi ăn no. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn mà lựa chọn loại hình vận động cho phù hợp.
Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu bị đầy hơi có thêm biện pháp khắc phục, ngăn ngừa hiệu quả triệu chứng này, giúp thai kỳ nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Thiên Khuê (Theo Mom)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất