Hạ kali máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiên Khuê 2023-11-28 10:15
- Hạ kali máu khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé nếu không xử lý kịp thời. Emdep sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé.

Kali máu trong thai kỳ bao nhiêu là bình thường?

Mức kali xuống thấp trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó khá điển hình chính là bị mất kali do nôn nghén quá nhiều hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, ở thai phụ khỏe mạnh thì nồng độ kali máu trung bình là 5,65 milimol mỗi lít (mmol/l).

Hạ kali máu khi mang thai cũng có nghĩa là mức kali huyết thanh của mẹ bầu giảm xuống thấp hơn mức trung bình. Ngoài ra, tùy từng giai đoạn thai kỳ mà con số trung bình của nồng độ kali có thể chênh lệch một chút.

Bà bầu bị giảm mức kali trong máu có thể gặp nhiều ảnh hưởng như mệt mỏi, suy nhược, táo bón, chuột rút, yếu cơ tứ chi, rối loạn nhịp tim, thậm chí một số trường hợp còn phải cấp cứu sản khoa.

Hạ kali máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây hạ kali máu ở bà bầu

Nôn nghén quá nhiều

Buồn nôn và nôn nghiêm trọng có thể làm mất cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng giảm kali quá mức. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ để cân bằng các chất.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân khiến nồng độ kali xuống thấp do mất nước, điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng sinh (gentamicin và carbenicillin).

Nồng độ aldosterone tăng cao

Aldosterone đóng vai trò quan trọng để điều hòa huyết áp trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng do nồng độ hormone này quá cao làm cơ thể bài tiết kali nhiều hơn. Bạn có thể kiểm tra các chỉ số và tuân theo điều trị của bác sĩ sản khoa.

Hạ kali máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bà bầu hạ kali máu thường có triệu chứng gì?

Mẹ bầu có thể bị hạ kali máu khi mang thai ở bất cứ giai đoạn nào. Vì vậy, bạn nên thường xuyên quan sát các biểu hiện khác thường ở cơ thể để sớm phán đoán vấn đề và xử lý kịp thời.

- Yếu và tê tay chân

- Sưng phù (chủ yếu ở chân, mắt cá chân)

- Huyết áp tăng cao

- Thường xuyên bị choáng

- Chuột rút nhiều hơn

- Táo bón

- Khát nước nhiều

- Bị các vấn đề hô hấp và cảm giác nóng rát cơ thể

- Uể oải, trầm cảm

Hạ kali máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Có thể thấy, những triệu chứng này khá giống với các vấn đề ốm nghén nên dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Nếu không chắc chắn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định thăm khám, xét nghiệm.

Điều trị hạ kali máu ở bà bầu như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hụt kali mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị. Chủ yếu là giảm thiểu yếu tố làm mất kali trong huyết thanh, bổ sung kali đúng cách để cải thiện sức khỏe mẹ bầu.

Bên cạnh đó, bạn có thể cân bằng mức kali một cách tự nhiên bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm giàu kali có thể lựa chọn như khoai lang, rau bina, rau lá xanh đậm, củ cải đường, cà chua, quả bơ, xoài, cam, chuối, đậu lăng, thịt gà, nước dừa, cá hồi…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tiêu thụ đa dạng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Nếu nguyên nhân do thuốc, bạn nên báo với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác.

Hạ kali máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về vấn đề hạ kali máu khi mang thai, sớm có biện pháp khắc phục để có thai kỳ khỏe mạnh.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Có bạn nào cũng đang dùng em kem chống nắng “quốc dân” này không?